PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ THI GIỮA KÌ I VẬT LÍ 12 - ĐỀ 1 - BẢN HỌC SINH.docx

ĐỀ THI THAM KHẢO (Đề thi có 04 trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:………………………………………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………………………………… PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử A. chỉ có lực hút. B. chỉ có lực đẩy. C. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút. Câu 2. Tính chất không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí là A. chuyển động hỗn loạn. B. chuyển động không ngừng. C. chuyển động hỗn loạn và không ngừng. D. chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. Câu 3. Khi nói về khối lượng phân tử của chất khí 2H, He, 2O và 2N thì A. khối lượng phân tử của các khí H 2 , He,O 2 và N 2 đều bằng nhau. B. khối lượng phân tử của O 2 nặng nhất trong 4 loại khí trên. C. khối lượng phân tử của N 2 nặng nhất trong 4 loại khí trên. D. khối lượng phân tử của He nhẹ nhất trong 4 loại khí trên. Câu 4. Nội năng của một vật phụ thuộc vào A. nhiệt độ, áp suất và khối lượng. B. nhiệt độ và áp suất. C. nhiệt độ và thể tích của vật. D. nhiệt độ, áp suất và thể tích. Câu 5. Điều nào sau đây là sai khi nói về chất lỏng? A. Chất lỏng không có thể tích riêng xác định B. Các nguyên tử, phân tử cũng dao động quanh các vị trí cân bằng, nhưng những vị trí cân bằng này không cố định mà di chuyển C. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất khí và nhỏ hơn lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn D. Chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó. Câu 6. Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công? A. Khuấy nước. B. Đóng đinh. C. Nung sắt trong lò. D. Mài dao, kéo. Câu 7. Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động lực học? A. UAQ. B. UQ. C. UA. D. AQ0. Mã đề thi 001
Câu 8. Hình biểu diễn nhiệt kế dùng chất lỏng. Làm thế nào để tăng độ nhạy của nhiệt kế này? A. Làm cho ống nhiệt kế hẹp lại. B. Khi đo phải hiệu chỉnh cẩn thận. C. Làm cho các vạch chia gần nhau hơn. D. Làm cho ống nhiệt kế dài hơn. Câu 9. Thứ tự sắp xếp nhiệt độ của nước nóng, nước nguội, nước lạnh theo thứ tự tăng dần là A. nhiệt độ nước lạnh < nhiệt độ nước nguội < nhiệt độ nước nóng. B. nhiệt độ nước nguội < nhiệt độ nước lạnh < nhiệt độ nước nóng. C. nhiệt độ nước lạnh < nhiệt độ nước nóng < nhiệt độ nước nguội. D. nhiệt độ nước nóng < nhiệt độ nước nguội < nhiệt độ nước lạnh. Câu 10. Người ta thả một vật rắn có khối lượng 1m có nhiệt độ 150C vào một bình nước có khối lượng 2m, nhiệt độ của nước tăng từ 20C đến 50C. Gọi 12c,c lần lượt là nhiệt dung riêng của vật rắn và nhiệt dung riêng của nước. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Tỉ số đúng là A. 11 22 mc3 =. mc10 B. 11 22 mc1 =. mc13 C. 11 22 mc10 =. mc3 D. 11 22 mc13 =. mc1 Câu 11. Biết nhiệt dung riêng của sắt là J/kg.K.478 Nhiệt lượng tỏa ra khi một miếng sắt có khối lượng 2 kg ở nhiệt độ 500C hạ xuống còn 100C là A. 219880 J. B. 439760 J. C. 382400 J. D. 109940 J.  Câu 12. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy? A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy. B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J). C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì nhiệt nóng chảy như nhau. D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = m trong đó  là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật, m là khối lượng của vật. Câu 13. Hình bên dưới là các dụng cụ để đo nhiệt dung riêng của nước Hãy cho biết dụng cụ số (5) là A. Biến thế nguồn. B. Cân điện tử. C. Nhiệt lượng kế. D. Nhiệt kế
Câu 14. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng? A. Jun trên kilôgam độ (J/kg.độ). B. Jun trên kilôgam (J/ kg). C. Jun (J). D. Jun trên độ (J/ độ). Câu 15. Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 62,3.10J/kg. Câu nào dưới đây là đúng? A. Một lượng nước bất kỳ cần thu một nhiệt lượng là 62,3.10J để bay hơi hoàn toàn. B. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 62,3.10J để bay hơi hoàn toàn. C. Mỗi kilôgam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 62,3.10J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi. D. Mỗi kilôgam nước cần thu một lượng nhiệt là 62,3.10J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ sôi và áp suất chuẩn. Câu 16. Thả đồng thời 0,2kg sắt ở 15°C và 450g đồng ở nhiệt độ 25°C vào 150g nước ở nhiệt độ 80°C. Biết rằng sự hao phí nhiệt vì môi trường là không đáng kể và nhiệt dung riêng của sắt, đồng, nước lần lượt bằng 460 J/kg.K, 400 J/kg.K và 4200 J/kg.K. Khi cân bằng, nhiệt độ của hệ là A. 62,4°C B. 40°C C. 65°C D. 23°C Câu 17. Đun nước trong thùng bằng một dây nung nhúng trong nước có công suất 1,2 kW. Sau 3 phút nước nóng lên từ 80°C đến 90°C. Sau đó người ta rút dây nung ra khỏi nước thì thấy cứ sau mỗi phút nước trong thùng nguội đi 1,5°C. Coi rằng nhiệt toả ra môi trường một cách đều đặn. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của thùng. Biết rằng nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K. Khối lượng nước đựng trong thùng là A. 2,55 kg. B. 3,55 kg. C. 1,55 kg. D. 4,55 kg. Câu 18. Tổng khối lượng của một vận động viên trượt tuyết và tấm ván trượt là 75 kg. Hệ số sát giữa tấm ván trượt và mặt băng là 0,2. Giả sử rằng toàn bộ tuyết bên dưới ván trượt đang ở 0°C và toàn bộ năng lượng sinh ra (dưới dạng nhiệt) do ma sát được lớp tuyết bên dưới ván hấp thụ. Tuyết dính vào ván trượt cho đến khi tan chảy. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của băng là λ = 330 kJ/kg. Vận động viên này phải trượt đi quãng đường bao xa để có thể làm tan chảy hết khối lượng 1 kg băng? A. 22 km. B. 2,2 km. C. 65 km. D. 165 km. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong các nhận định sau đây về cấu trúc chất rắn, hãy cho biết câu nào đúng, câu nào sai? a. Các phân tử chất rắn ở rất gần nhau và sắp xếp một cách chặt chẽ, có trật tự b. Chất rắn có thể tích và hình dạng không xác định c. Muối ăn và kim cương là chất rắn vô định hình d. Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể Câu 2. Một động cơ thực hiện công 500 J khi nhận được từ nguồn nóng nhiệt lượng là 1000 J ở nhiệt độ 300°C. a. Hiệu suất của động cơ nhiệt 50%. b. Nhiệt độ của nguồn lạnh là 250K. c. Nguồn lạnh có nhiệt lượng là 500 J. d. Tỉ số nhiệt lượng của nguồn nóng và công động cơ thực hiện là là 1 . 2
Câu 3. Nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong Bảng sau đây ghi sự thau đổi nhiệt độ của không khí theo thời gian dựa trên số liệu của một trạm khí tượng ở Hà Nội ghi được vào một ngày mùa đông Thời gian (giờ) 1 4 7 10 13 16 19 22 Nhiệt độ ( o C) 13 13 13 18 18 20 17 12 a. Nhiệt độ lúc 10 giờ là 18 0 C. b. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là vào lúc 4 giờ. c. Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc 16 giờ. d. Độ chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn nhất là 6 0 C. Câu 4. Phát biểu nào sau đây về nội năng là đúng, sai? a. Nội năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên hệ. b. Nội năng của hệ phụ thuộc vào nhiệt độ T và thể tích V của hệ. c. Quá trình thực hiện công làm thay đổi nội năng của hệ có sự chuyển hoá năng lượng từ cơ năng sang nội năng. d. Quá trình truyền nhiệt làm thay đổi nội năng của hệ chỉ có sự truyền nội năng từ vật này sao vật khác mà không có sự chuyển hoá năng lượng từ dạng nay sang dạng khác. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Tỉ số khối lượng phân tử nước H 2 O và nguyên tử Cacbon 12 là bao nhiêu? Câu 2. Tại sao khi bay hơi nhiệt độ của chất lỏng giảm? Câu 3. Tính nhiệt lượng một khối nhôm (theo đơn vị là MJ và làm tròn đến 2 chữ số thập phân) nặng 5 kg ở 200 0 C tỏa ra để hạ xuống 37 0 C. Biết muốn 1 kg nhôm muốn tăng lên 1 0 C thì ta cần cung cấp cho nó một lượng nhiệt là 0,9 kJ. Câu 4. Khi nước được đun tới lúc bắt đầu sôi thì dù có tiếp tục đun, nhiệt độ của nước cũng không thay đổi. Vậy nhiệt năng mà nước nhận được lúc này làm tăng dạng năng lượng nào của nước? Câu 5. Để xác định nhiệt hóa hơi của nước người ta làm thí nghiệm sau. Đưa 10 gam hơi nước ở 100C vào một nhiệt lượng kế chứa 290 gam nước ở 20C. Nhiệt độ cuối của hệ là 40C, biết nhiệt dung của nhiệt lượng kế là 46 J/K, nhiệt dung riêng của nước là 4,18 J/g.K. Nhiệt hóa hơi của nước là bao nhiêu MJ/kg (làm tròn đến 2 chữ số thập phân)? Câu 6. Tại sao khi chế tạo các vật bằng chì, đồng, thường hay dùng phương pháp đúc?. --------------------- HẾT ------------------------ - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.