PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 26. Khóa lưỡng phân.pdf

KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 6 Ngày soạn:................................. Họ và tên:................................ TÊN BÀI DẠY: BÀI 26 – KHÓA LƯỠNG PHÂN BỘ SÁCH: KHTN 6 KNTT I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực a) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được khái niệm khóa lưỡng phân. - Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua ví dụ nhận biết được cách xây dựng khóa lưỡng phân; - Xây dựng được khóa lưỡng phân đối với các đại diện sinh vật thuộc 5 giới bằng cách hình thành khung nội dung theo logic; Báo cáo và trình bày kết quả thực hiện của cá nhân hoặc của nhóm thông qua hình vẽ, sơ đồ khóa lưỡng phân. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về phân loại thế giới sống vào trong đời sống... b) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của Bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại,...; Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới. Tự tìm hiểu và hỗ trợ nhau tìm hiểu các thông tin liên quan để có thông tin cần thiết giúp thực hiện được kế hoạch nghiên cứu giải quyết vấn đề,... - Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp; xác định nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân; thảo luận, trao đổi ý kiến,...; chủ động đưa ý kiến khi tham gia hoạt động thảo luận nhóm. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng, vấn đề; biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. - Trách nhiệm: Có thái độ nghiêm túc trong thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của GV và của các thành viên trong nhóm. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên Học sinh - Tranh, ảnh hoặc mẫu vật về các loài dùng để phân loại bằng khoá lưỡng phân. - Thiết bị để chiếu tranh, ảnh lên màn ảnh. - Sơ đồ điền khuyết khóa lưỡng phân trên giấy A0, bút dạ. - Bảng nhóm. Phiếu học tập. - Vở ghi chép, sách giáo khoa, sách bài tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học hợp tác nhóm, cặp đôi. - Dạy học trực quan qua tranh - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK. - Kĩ thuật động não, làm việc với SGK. B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động – Trò chơi “Giải cứu nông trại” a) Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức bài cũ, định hướng cho học sinh vào nội dung bài mới. b) Nội dung: HS tham gia trò chơi giải cứu nông trại. GV chọn ngẫu nhiên 5 học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm để hoàn thành trò chơi. c) Sản phẩm: Câu 1. Tên phổ thông của loài được hiểu là A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố) C. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố). D. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu Đáp án D Câu 2. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Thực vật B. Khởi sinh C. Nguyên sinh D. Nấm Đáp án A
Câu 3. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Chi (giống)  Loài  Họ  Bộ  Lớp  Ngành  Giới B. Loài  Chi (giống)  Họ  Bộ  Lớp  Ngành  Giới C. Loài  Chi (giống)  Bộ  Họ  Lớp  Ngành  Giới D. Giới  Ngành  Lớp  Bộ  Họ  Chi (giống)  Loài Đáp án B Câu 4. Dùng cách gọi “cây táo” là cách gọi tên theo A. Tên khoa học B. Tên giống C. Tên địa phương D. Cách tra theo danh mục Đáp án C Câu 5. Theo Whittaker phân loại thì có bao nhiêu giới sinh vật? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Đáp án A d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: - GV tiến hành trò chơi “Giải cứu nông trại” Nông trại bò đang bị người ngoài hành tinh tấn công, chúng muốn bắt những chú bò đưa về hành tinh của chúng. Chúng đã đưa ra một thử thách, nếu có học sinh trả lời đúng câu hỏi mà chúng đưa ra, chúng sẽ bỏ qua cho những chú bò đó. Nào! Hãy cùng bắt đầu trò chơi... Học sinh tham gia trò chơi Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: - GV theo dõi, quan sát, hướng dẫn khi cần thiết, gọi HS trả lời câu hỏi. - HS xung phong để trả lời các câu hỏi trong thời gian cho phép Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả: - HS trả lời đúng các câu hỏi - GV hướng dẫn câu hỏi mà học sinh trả lời sai. - HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe. Bổ sung. Đặt vấn đề vào bài: HS quan sát câu chuyện trên màn hình chiếu, GV nhấn mạnh câu hỏi và vào bài học mới. Hoạt động 2. Khóa lưỡng phân là gì? Các bước xây dựng khóa lưỡng phân? a) Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm, ý nghĩa và các bước xây dựng khóa lưỡng phân. b) Nội dung: Học sinh quan sát thực tế và thảo luận thực hiện xây dựng khóa lưỡng phân. Trả lời được các câu hỏi GV đặt ra: Câu hỏi 1: Các đặc điểm giúp phân loại các động vật trong hình thành các nhóm khác nhau ở các bước 1, 2, 3 là gì? Câu hỏi 2: Trong từng bước phân loại, từ đầu đến cuối, người ta luôn phân loại các loài động vật trên thành mấy nhóm? Câu hỏi 3: Như vậy, khóa lưỡng phân là gì? c) Sản phẩm: 1. Ứng dụng kiến thức xây dựng được khóa lưỡng phân cho mèo, chó, thỏ cá. 2. Trả lời các câu hỏi: Câu hỏi 1: ▪ Dựa vào đặc điểm môi trường sống: trên cạn hoặc dưới nước. Mèo, thỏ, chó cùng được phân vào 1 nhóm ở bước số 1 vì chúng giống nhau là cùng sống trên cạn. ▪ Dựa vào đặc điểm kích thước của tai: to hoặc nhỏ ▪ Dựa vào khả năng sủa: có thể sủa hoặc không thể sủa Câu hỏi 2: Trong từng bước phân loại, từ đầu đến cuối, người ta chỉ phân loại các loài động vật trên thành hai nhóm. Câu hỏi 3: Khóa lưỡng phân dùng để phân chia các sinh vật thành từng nhóm dựa trên những đặc điểm giống và khác nhau của các sinh vật ấy.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.