Nội dung text 43. ĐỀ HSG KHTN 9 TỈNH THÁI NGUYÊN 2025 ( TẶNG KÈM ).Image.Marked.pdf
UBND TỈNH THÁI NGUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỂ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH CẤP THCS NĂM HỌC 2024-2025 Môn thi: KHTN (Phần chung và phân môn Hóa học) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề Đề thi gồm: 04 trang. I. PHẦN CHUNG (06 điểm - gồm 12 câu; mỗi câu 0,5 điểm) Chọn 01 phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (Thí sinh trả lời vào vào giấy thi, ví du: 1-A, 2-B, 3-C... 12-D). Câu 1. Một quả bóng được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất, khi quả bóng đạt độ cao cực đại so với mặt đất (Chọn gốc thế năng tại mặt đất) thì tại đó A. động năng cực đại, thế năng cực tiểu. B. động năng cực tiểu, thế năng cực đại. C. động năng bằng thế năng. D. động năng bằng nửa thế năng. Câu 2. Trong không khí đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 cm, A nằm trên trục chính cách thấu kính 10 cm. Ảnh của AB tạo bởi thấu kính có đặc điểm gì? A. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. B. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật D. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. Câu 3. Hai bóng đèn có công suất lần lượt là P1 và P2, với P1 < P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của mỗi bóng đèn có mối liên hệ là A. I1 > I2 và R1 < R2 B. I1 > I2 và R1 > R2 C. I1 < I2 và R1 < R2 D. I1 < I2 và R1 < R2 Câu 4. Trên bóng đèn có ghi 6V - 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là A. 18A. B. 2A. C. 0,5A D. 1,5 A Câu 5. Trường hợp nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A. Nước đọng trên lá cây vào buổi sáng sớm. B. Nước bám bên ngoài tủ lạnh khi độ ẩm cao. C. Nước đọng từng giọt trên lá cây sau khi tưới cây. D. Nước bám dưới nắp nồi khi nấu canh. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tất cả các nguyên tử đều có proton, neutron và electron. B. Proton và electron là các hạt mang điện, neutron là hạt không mang điện. C. Electron tạo nên lớp vỏ nguyên tử. D. Trong nguyên tử, số proton bằng số electron. Câu 7. Kim loại sodium được điều chế bằng phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp điện phân nóng chảy. B. Phương pháp nhiệt luyện với chất phản ứng là CO, C. Phương pháp nhiệt luyện với chất phản ứng là H2. D. Phương pháp thuỷ luyện, Câu 8. Gang là hợp kim của iron với carbon và một lượng nhỏ các nguyên tố khác như Si, Mn, S,... trong đó hàm lượng carbon chiếm A. từ 2 % đến 6%. B. dưới 2%. C. từ 2 % đến 5%. D. trên 6%. Câu 9. Hầu hết các khu rừng ở Việt Nam thuộc khu sinh học nào sau đây? A. Rừng rụng lá theo mùa ôn đới. B. Rừng lá kim. C. Savan. D. Rừng nhiệt đới. Câu 10. Theo lý thuyết, số loại giao tử có thể được tạo ra từ cơ thể có kiểu gene AaBbDDEeHH là A. 4. B. 8. C. 6. D. 16. Câu 11. Phân tử nào dưới đây có vai trò cấu tạo nên ribosome? A. mRNA. B. tRNA. C. rRNA. D. DNA. Câu 12. Tế bào lưỡng bội của bò Tây Tạng có 30 nhiễm sắc thể, số nhiễm sắc thể bào lưỡng bội của loài là
nghiệm số 2, đun nóng nhẹ sau khi nhỏ dung dịch acetic acid). Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi ống nghiệm, giải thích và viết phương trình hóa học của các phản ứng (nếu có). Câu 5. (2,0 điểm) 1. Vỏ trứng có chứa calcium ở dạng CaCO3. Để xác định hàm lượng CaCO3 trong vỏ trứng, trong phòng thí nghiệm người ta có thể làm như sau: Lấy 1,0 gam vỏ trứng khô, đã được làm sạch, hòa tan hoàn toàn trong 50,0 mL dung dịch HCl 0,4 M. Lọc dung dịch sau phản ứng thu được 50,0 mL dung dịch X. Lấy 10,0 mL X cho vào bình tam giác, thêm 1 - 2 giọt phenolphthalein. Tiếp theo nhỏ từng giọt dung dịch NaOH 0,1 M vào bình tam giác đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng thấy hết 5,6 mL dung dịch NaOH. Giả thiết các tạp chất khác trong vỏ trứng không tác dụng với HCl. Xác định hàm lượng CaCO3 trong vỏ trứng. 2. Để tăng năng suất cây trồng, một bác nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân đạm (loại phân bón 1 cung cấp nitrogen cho cây). Cửa hàng có các loại phân đạm sau: NH4NO3 (đạm 2 lá), (NH2)2CO (urea), (NH4)2SO4 (đạm 1 lá), NH4Cl (đạm 1 lá). Theo em, nếu bác nông dân mua 100 kg phân đạm thì nên mua loại phân đạm nào để có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất? Vì sao? Câu 6. (2,0 điểm) 1. Trong các nhà máy, người ta sản xuất gang từ quặng hematite. Để thu được 2 tấn gang thành phẩm (có chứa 90% iron) cần dùng bao nhiêu tấn quặng hematite? Biết quặng hematite chứa 60% hàm lượng iron (III) oxide và hiệu suất của quá trình sản xuất này là 80%. 2. Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam kim loại M vào dung dịch HCl dư thu được 3,7185 lít khí H2 (ở 25°C và 1 bar). a. Xác định kim loại M. b. Hòa tan hoàn toàn 25,2 gam kim loại M ở trên vào dung dịch H2SO4 10% (loãng), vừa đủ. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A. Làm lạnh dung dịch A thu được 55,6 gam tinh thể muối sulfate ngậm nước của kim loại M tách ra và còn lại dung dịch muối sulfate bão hòa có nồng độ 9,275%. Tìm công thức muối sulfate ngậm nước của kim loại M. Câu 7. (2,0 điểm) 1. Lên men 100 kg gạo (có chứa 80% tinh bột, còn lại là hợp chất không tham gia phản ứng) để điều chế ethylic alcohol với hiệu suất toàn bộ quá trình bằng 80%. Tính thể tích ethylic alcohol 45° điều chế được từ lượng gạo trên (biết khối lượng riêng của ethylic alcohol nguyên chất là 0,8 g/mL). 2. Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ khoảng 2 - 5%, thường được điều chế bằng phương pháp lên men truyền thống từ ethylic alcohol ở nhiệt độ 25 - 30°C. Lấy 4,6 lit ethylic alcohol 140 lên men với hiệu suất đạt 30% người ta thu được dung dịch giấm ăn. Xác định nồng độ phần trăm của acetic acid trong giấm ăn vừa được điều chế. Biết rằng D ethylic alcohol =0,8g/mL; Dnước =1g/mL (một cách gần đúng coi thể tích ethylic alcohol 140 bằng tổng thể tích ethylic alcohol nguyên chất và nước). Cho nguyên tử khối của H = 1; C = 12; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; N = 14; Na = 23; Mg = 24; Ca = 40; Ba = 137; Fe = 56... ------------Hết------------ (Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)
I. Phần Chung Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A D C C A A C D B C C II. Phần riêng Câu 1. (2,0 điểm) 1. Hợp chất M2X được sử dụng làm phân bón trong ngành nông nghiệp và nó hữu ích trong các ngành công nghiệp gốm sứ, thủy tinh và quang học, công nghiệp hóa chất, luyện kim, sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa,... Tổng số hạt proton, neutron, electron trong một phân tử M2X là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số hạt mang điện của nguyên tử M nhiều hơn của nguyên tử X là 22. Tìm công thức phân tử của M2X. 2.a. Điền các thông tin còn thiếu để hoàn thành bảng sau: Nguyên tố Na Mg Al Số thứ tự của nhóm trong bảng tuần hoàn Số electron ở lớp ngoài cùng Số electron nhường đi để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm gần nhất Điện tích ion tạo thành b. Nhận xét về số thứ tự của nhóm trong bảng tuần hoàn và điện tích của các ion kim loại tạo thành. Hướng dẫn giải 1.1. Gọi pM, NM, pX, NX lần lượt là số proton, neutron của nguyên tử M, X. + Phân tử M2X có tổng số các loại hạt cơ bản là 140: 4PM + 2PX + 2NM + NX = 140 (1) + Trong 1 phân tử M2X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 4PM +2PX - 2NM- NX = 44 (2) + Số hạt mang điện trong nguyên tử M nhiều hơn nguyên tử X là 22: 2PM - 2PX = 22 (3) Giải hệ phương trình (1), (2), (3) ta được pM = 19; pX = 8 Vậy M là K, X là O, công thức hợp chất l à K2O 1.2.a. Nguyên tố Na Mg Al Số thứ tự của nhóm trong bảng tuần hoàn I II III Số electron ở lớp ngoài cùng 1 2 3 Số electron nhường đi để đạt được lớp electron ngoài cùng giống khí hiếm gần nhất 1 2 3 Điện tích ion tạo thành 1 + 2 + 3 + 1.2.b. Số thứ tự của nhóm trong bảng tuần hoàn bằng số đơn vị điện tích của các ion kim loại tạo thành.