Nội dung text ĐỀ 4 - GK1 LÝ 12 - FORM 2025 - TA1 - HS.docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 4 – TA1 (Đề thi có … trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………………..……. Lớp: …………………………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Câu 1. Khi nói về cấu tạo chất, phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhiệt độ của vật càng thấp thì phân tử chuyển động càng nhanh. B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng. C. Các nguyên tử, phân tử có lực hút và lực đẩy gọi là lực liên kết phân tử. D. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử. Câu 2. Trong các chất sau, chất nào có khoảng cách giữa các phân tử nhỏ nhất? A. Sắt. B. Nước tinh khiết. C. Khí oxi. D. Rượu. Câu 3. Tại sao chất lỏng có thể chảy thành dòng được còn chất rắn thì không? A. Vì phân tử của chất lỏng chuyển động chậm hơn phân tử chất rắn. B. Vì phân tử của chất lỏng chuyển động tự do hơn phân tử chất rắn. C. Vì chất lỏng có thể hòa tan được nhiều chất hơn chất rắn. D. Vì chất lỏng thường có màu sắc trong suốt hơn chất rắn. Câu 4. Số chỉ của nhiệt kế dưới đây là A. 13 0 C. B. 16 0 C. C. 20 0 C. D. 10 0 C. Câu 5. Theo thang nhiệt độ Celsius, từ nhiệt độ đông đặc đến nhiệt độ sôi của nước được chia thành A. 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 0 C. B. 10 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1K. C. 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 0 F. D. 10 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 0 C. Câu 6. Nội năng của vật phụ thuộc vào A. nhiệt độ và thể tích của vật. B. khối lượng và nhiệt độ của vật. C. khối lượng và thể tích của vật. D. khối lượng của vật.
Câu 7. Cung cấp cho vật một công là 200 J nhưng nhiệt lượng của vật bị thất thoát ra môi trường bên ngoài là 120 J. Nội năng của vật A. tăng 80 J. B. giảm 80 J. C. tăng 320 J. D. giảm 320 J. Câu 8. Nhiệt dung riêng có đơn vị đo là A. K. B. J. C. J/kgK. D. Jkg/K. Câu 9. Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3 kg đồng và 3 kg chì thêm 15°C thì A. khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng. B. khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì. C. hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau. D. không khẳng định được đồng hay chì cần nhiều nhiệt lượng hơn. Câu 10. Khối đồng có khối lượng 2 kg nhận nhiệt lượng 7600 J thì tăng thêm 10°C. Nhiệt dung riêng của đồng là A. 380 J/kg.K. B. 2500 J/kg.K. C. 4200 J/kg.K. D. 130 J/kg.K. Câu 11. Một học sinh, sau khi biết đến thí nghiệm nổi tiếng của Joule, đã phát triển một thiết bị đạp xe cố định (tập gym), có thể chuyển đổi toàn bộ năng lượng tiêu hao thành nhiệt để làm ấm nước, cần bao nhiêu cơ năng để tăng nhiệt độ của 300 g nước 20 °C đến 95 °C? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/(kg.K). A. 94500 J. B. 25000 J. C. 3400 J. D. 1700 J. Câu 12. Gọi Q là nhiệt lượng cần truyền cho vật có khối lượng m để làm vật nóng chảy hoàn toàn vật ở nhiệt độ nóng chảy mà không thay đổi nhiệt độ của vật. Thì nhiệt nóng chảy riêng của chất đó được tính theo công thức A. = Q.m. B. = Q + m. C. = Q – m. D. = Q/m. Câu 13. Cho bảng số liệu sau : Chất Nước Sắt Đồng Chì Nhiệt độ nóng chảy ( o C) 0 1535 1084 327 Nhiệt nóng chảy riêng (J/kg) 3,34.10 5 2,77.10 5 1,80.10 5 0,25.10 5 Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Cần nhiệt lượng 3,34.10 5 J để làm nóng chảy nước đá. B. Sắt có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất nên nhiệt nóng chảy riêng của nó lớn nhất. C. Cần nhiệt lượng 1,8.10 5 J để làm nóng chảy 1kg đồng. D. Cần nhiệt lượng 0,25.10 5 J để làm nóng chảy hoàn toàn 1kg chì ở 327 o C. Câu 14. Nhiệt hóa hơi riêng là nhiệt lượng cần A. để làm cho một kilogam chất lỏng đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt xác định. B. cung cấp cho một lượng chất lỏng hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. C. cung cấp cho một lượng chất rắn hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. D. để làm cho một kilogam chất rắn đó hóa hơi hoàn toàn ở nhiệt độ xác định.