PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text SINH LÝ TIM.pdf

SINH LÝ TIM A. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU VÀ MÔ HỌC TIM: I. GIẢI PHẪU SƠ LƯỢC TIM: 1. Vị trí & hướng tim: ̶Tim nằm trong trung thất giữa, lệch sang bên trái lồng ngực, nằm tựa lên cơ hoành và sau xương ức, ở giữa hai phổi, trước thực quản và các thành phần khác của trung thất sau. ̶Trục giải phẫu của tim đi từ phía sau ra trước, hướng chếch sang trái và xuống dưới. 2. Đặc điểm cấu tạo: a. Màng tim & buồng tim: ̶ Tim là một khối cơ rỗng, cân nặng trung bình ở người trưởng thành khoảng 270 g ở nam và 260 g ở nữ, đặc điểm: ▪ Được bao bên ngoài bằng một bao sợi, gọi là màng ngoài tim (ngoại tâm mạc). ▪ Tim được chia làm hai phần do có vách ngăn: ✓ Tim phải gồm tâm thất phải và nhĩ phải, ✓ Tim trái gồm có tâm thất trái và nhĩ trái. ▪ Bên trong các buồng tim có màng trong tim bao bọc (nội tâm mạc). b. Tâm nhĩ: ̶ Tim có hai tâm nhĩ, phải và trái ̶ Tâm nhĩ có thành mỏng hơn tâm thất, chúng nhận máu từ các tĩnh mạch đổ về. ̶ Mỗi tâm nhĩ thông với một tiểu nhĩ ở phía trên và thông với tâm thất cùng bên qua lỗ nhĩ thất. ̶ Tâm nhĩ phải nhận máu từ tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ
dưới và xoang vành đổ vào. ̶ Tâm nhĩ trái nhận máu từ các tĩnh mạch phổi đổ vào. c. Tâm thất: ̶ Tim có hai tâm thất, phải và trái. ▪ Tâm thất trái có thành cơ rất dày: ✓ Bên trong có hai cơ nhú trước để nối các thừng gân của lá van hai lá ✓ Tâm thất trái có lỗ động mạch chủ đi ra và được đóng mở bằng van động mạch chủ. Tâm thất Trái Tâm thất Phải ▪ Tâm thất phải có áp suất thấp hơn và thành mỏng hơn tâm thất trái: ✓ Bên trong có ba cơ nhú trước, sau và trong vách để nối với các thùng gân của van ba lá ✓ Tâm thất phải có lỗ động mạch phổi và được đóng mở bằng van động mạch phổi. ✓ Thất trái và thất phải ngăn cách nhau bằng vách liên thất. 3. Màng tim: ̶ Ngoại tâm mạc, hay màng ngoài tim, là một túi thanh mạc kín, giới hạn nên trung thất giữa. ̶ Màng tim gồm hai lớp: ▪ Bao sợi bên ngoài, gọi là ngoại tâm mạc sợi ▪ Bao thanh mạc lót bên trong, gọi là ngoại tâm mạc thanh mạc - gồm hai lá: o Lá thành lót mặt trong bao sợi o Lá tạng phủ lên bề mặt tim. ⟹ Hai lá (ngoại tâm mạc sợi & thanh mạc) liên tiếp nhau và giữa hai lá là một khoang ảo gọi là khoang ngoại tâm mạc. ▪ Nội tâm mạc, hay màng trong tim, là lớp màng mỏng và bóng, phủ và dính chặt lên bề mặt của các buồng tim, liên tiếp với các mạch máu
4. Hệ thống Valve tim: a. Van nhĩ thất: ̶ Van nhĩ thất ngăn giữa nhĩ và thất ▪ Van bên trái có van hai lá (Van NT trái) ▪ Van bên phải có van ba lá (Van NT Phải). ̶ Đặc điểm: • Tổng diện tích các lá van gấp đôi diện tích lỗ thông giữa nhĩ và thất, khi đóng các lá của van xếp chồng lên nhau. • Có hai sợi dây thừng gắn bờ tự do của các lá van vào cơ cột trong thành tâm thất → ngăn sự lộn ngược các lá van trong lúc tâm thất co lại. • Van nhĩ thất làm máu chảy một chiều từ nhĩ xuống thất. Van nhĩ thất Trái (Van 2 lá) b. Van bán nguyệt: ̶ Van bán nguyệt bên phải ở giữa thất phải và động mạch phổi. ̶ Van bán nguyệt bên trái ở giữa thất trái và động mạch chủ. ̶ Mỗi van gồm ba vòm, gắn vào vòng nhẫn ở nơi thông giữa tâm thất và động mạch ngoại biên.
̶ Chức năng của van bán nguyệt làm cho máu chảy một chiều từ tâm thất ra động mạch ngoại biên. 5. Hệ thống nút tạo nhịp và dẫn truyền: a. Nút xoang nhĩ (Nút Keith – Flack): ̶ Nằm ở chỗ thành sau bên trên của nhĩ phải, ngay dưới lỗ đổ vào của tĩnh mạch chủ trên ̶ Nút xoang hầu như không có các sợi tơ cơ co thắt ̶ Các sợi của nút xoang nối trực tiếp với các sợi cơ nhĩ để điện thế hoạt động trong nút xoang truyền ngay tức thời vào cơ nhĩ. ̶ Nút xoang có hai loại tế bào chính: ▪ Tế bào tròn nhỏ: có ít bào quan bên trong tế bào và ít sợi tơ cơ, là tế bào tạo nhịp. ▪ Tế bào dài: có hình dạng trung gian giữa tế bào tròn và tế bào cơ nhĩ bình thường. → Các tế bào này có chức năng dẫn truyền xung động trong mô nút và đến bờ của mô nút. ̶ Nút xoang phát xung động khoảng 60 - 100 lần/phút và là nút dẫn nhịp cho tim. ̶ Nút xoang phát xung nhanh nhất nên là nút dẫn nhịp cho toàn tim. ̶ Nút xoang phát xung phụ thuộc vào sự chi phối của hệ thần kinh (TK lang thang thuộc TK giao cảm) và mạch máu nuôi dưỡng ⟹ Nó có thể thay đổi tần số khi cần đáp ứng những hoạt động sinh lý như gắng sức, xúc động,... và sau đó trở lại trạng thái cân bằng, điều đó càng khẳng định tính tự động của nút xoang. ̶ Hoạt động: Điện thế hoạt động bắt đầu từ nút xoang → lan toả khắp tâm nhĩ → lan đến nút nhĩ thất. b. Nút nhĩ thất (Nút Aschoff – Tawara): ̶ Ở thành sau của nhĩ phải, ngay sau van ba lá, bên phải của vách liên nhĩ, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. ̶ Nút nhĩ thất nối với các sợi liên nút từ nhĩ vào và ra là bó nhĩ thất. ̶ Nút nhĩ thất phát xung khoảng 50 - 60 lần/phút.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.