PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 6.3 Lặng lẽ Sapa.docx

Ngày soạn: ....../...../..... Ngày dạy: ....../...../...... Tiết.....: Văn bản 2 LẶNG LẼ SAPA -Nguyễn Thành Long- I. Mục tiêu 1. Về năng lực:  a. Năng lực đặc thù - HS nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm (đề tài về những người lao động đảm nhận công việc thầm lặng; câu chuyện về anh thanh niên làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn; các chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm lặng lẽ sapa.) - HS nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn truyến trong tác phẩm Lặng lẽ Sapa. - HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm Lặng lẽ Sapa. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin   2. Về phẩm chất:  - Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên, biết sống có trách nhiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu  1. Thiết bị dạy học - Kế hoạch bài dạy - SGK, SGV - Máy chiếu, máy tính  2. Học liệu
- Hình ảnh, phiếu học tập, trò chơi liên quan đến nội dung bài học. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động gợi dẫn bằng hoạt động c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức hoạt động: Cách 1. Chia sẻ suy nghĩ của mình về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm. Cách 2. GV tổ chức hoạt động DU LỊCH BỐN PHƯƠNG: Cho HS xem video và cho biết video trên tái hiện địa danh nào trên đất nước ta. Em đã từng được tới đó chưa? Nêu khái quát cảm xúc của em về địa danh ấy.  GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, Sa Pa – nơi mà mới nghe tên, ai cũng nghĩ đây là nơi nghỉ mát yên tĩnh, lặng lẽ. Thế nhưng bên trong cái vỏ bọc yên tĩnh lặng lẽ ấy có cả một thế giới những con người đang ngày đêm âm thầm, lặng lẽ làm việc, cống hiến hết mình cho sự nghiệp, cho Tổ quốc. Nguyễn Thành Long – một nhà văn quê ở Quảng Nam trong một chuyến đi thực tế ở Lào Cai vào mùa hè năm 1970, ông đã tận mắt chứng kiến điều đó và cho ra đời tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và đây cũng chính là bài học ngày hôm nay của chúng ta. Chúng ta bước vào bài mới: Văn bản 2 Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Phần I. Đọc- Tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Đọc văn bản và nắm được thông tin cơ bản về tác phẩm b. Nội dung: GV đặt câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung dùng để liên lạc trực tiếp trong một nhóm máy bằng cách thu phát sóng vô tuyến. 2. Tìm hiểu chung a. Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) - Quê: Quảng Nam - Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. - Sáng tác của ông thể hiện niềm tin yêu và sự gắn bó thiết tha với đất nước, con người. - Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long có lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ, giọng văn trong sáng - Một số tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ (1952); Những tiếng vỗ cánh (1967); Giữa trong xanh (1972); Sáng mai nào, xế chiều nào (1984);…. b. Tác phẩm - Nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ, cô kĩ sư, bác lái xe,… - Thể loại: truyện ngắn - Xuất xứ: in trong 33 truyện ngắn chọn lọc 1945 – 1975, in lần đầu trong tập Giữa trong xanh - Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác sau chuyến đi thực tế Lào Cai năm 1970

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.