Nội dung text 4. GA CĐ Hóa 12_KNTT_Bài 4 _ Tái chế kim loại.docx
CHUYÊN ĐỀ 2: TRẢI NGHIỆM THỰC HÀNH HÓA HỌC VÔ CƠ BÀI 4: TÁI CHẾ KIM LOẠI Tuần: Tiết CT: Thời lượng: 05 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung. - Trình bày được quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,...) của các nước tiên tiến và của Việt Nam. - Trình bày tác động đến môi trường của quy trình tái chế kim loại thủ công. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng làm việc với SGK, tóm tắt nội dung trọng tâm của bài học - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, biết phân chia nội dung làm việc, biết phối hợp trong quá trình làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các vấn đề thực tế liên quan đến nội dung kiến thức bài học. 2.2. Năng lực hóa học: a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau - Trình bày được ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung. - Trình bày được quy trình tái chế kim loại (nhôm, sắt, đồng,...) của các nước tiên tiến và của Việt Nam. - Trình bày tác động đến môi trường của quy trình tái chế kim loại thủ công. b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận tìm hiểu về quy trình tái chế kim loại và tác động của quy trình tái chế kim loại thủ công đến môi trường. c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được các vấn đề thực tiễn liên quan đến ô nhiễm môi trường do quy trình tái chế kim loại thủ công ở các làng nghề. 3. Phẩm chất - Có ý thức bảo tồn nguồn quặng kim loại và phát triển bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. - Có ý thức sử dụng hợp lí các nguyên vật liệu, đồ vật bằng kim loại; thu gom, phân loại để tái chế. II. Thiết bị dạy học và học liệu -Phiếu bài tập. - Hình ảnh, sơ đồ công nghệ về các giai đoạn của quá trình tái chế kim loại. - Video quá trình tái chế trên thế giới và Việt Nam. III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: - Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của HS về đại cương kim loại, thành phần hợp kim, ý nghĩa của tái chế kim loại để chuẩn bị cho học bài mới; HS cảm thấy vấn đề sắp học rất gần gũi với mình. - Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của HS về chủ đề sẽ học; tạo không khí lớp học sôi nổi, chờ đợi, thích thú. - HS trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những kĩ năng để phát triển phẩm chất, năng lực mới. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi để tìm các từ hàng ngang, cuối cùng xác định từ chìa khoá. 1 Q U I T R I N H 2 N H I E N L I E U 3 N A U C H A Y 4 O X Y G E N 5 T I N H C H E 6 K I M L O A I 7 D I E N N A N G Câu 1: (8 chữ cái) Cụm từ chỉ trình tự các bước, các giai đoạn để thực hiện một hoạt động trong sản xuất hoặc đời sống. Câu 2: (9 chữ cái) Tên gọi chung của các chất được sử dụng để cung cấp năng lượng. Câu 3: (7 chữ cái) Tên gọi giai đoạn nung nóng để hoá lỏng kim loại hoặc hợp kim. Câu 4: (6 chữ cái) Chất oxi hoá phổ biến trong các phản ứng cháy. Câu 5: (7 chữ cái) Quá trình nhằm làm tăng độ tinh khiết của một chất. Câu 6: (7 chữ cái) Tên gọi chung của các nguyên tố có tính chất điển hình là tính khử. Câu 7: (8 chữ cái) Tên gọi dạng năng lượng cung cấp cho đồ điện trong gia đình. c) Sản phẩm: 1 Q U I T R I N H 2 N H I E N L I E U 3 N A U C H A Y 4 O X Y G E N 5 T I N H C H E
6 K I M L O A I 7 D I E N N A N G HS tìm ra từ khóa RECYCLE có nghĩa là tái chế d) Tổ chức thực hiện: Gv chia lớp thành 4 nhóm tham gia trò chơi ô chữ 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: I. Ý nghĩa của tái chế kim loại Mục tiêu: Trình bày được ý nghĩa của quá trình tái chế kim loại nói chung. Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu học tập số 1 Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 01 Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Nhóm còn lại nhận xét Kết luận, nhận định: Hs rút ra để nội dung bài học Gv nhận xét, bổ sung Tiết kiệm tài nguyên quặng kim loại, nhiên liệu, chất phụ trợ,... Tiết kiệm năng lượng điện năng, nhiệt năng,... Bảo vệ môi trường giảm khai thác, giảm tàn phá, giảm phát thải,... Tạo việc làm, thu nhập nhân công thu gom, tái chế,... Thúc đẩy công nghệ xanh phát triển bền vững, quay vòng, tái chế,... Hoạt động 2: Tỉ lệ tái chế các kim loại hiện nay Mục tiêu: Hs trình bày được tỉ lệ tái chế kim loại từ các sản phẩm cuối vòng đời (End of Life - EoF) Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến Giao nhiệm vụ học tập: Phát phiếu học tập số 02 Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 02 Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Nhóm còn lại nhận xét Kết luận, nhận định: Hs rút ra nội dung bài học Tỉ lệ (%) Kim loại Nhóm IA Nhóm IIA Dãy chuyển tiếp thứ nhất > 50 Ti, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu > 25 - 50 Mg > 10 -
Gv nhận xét, bổ sung 25 1 - 10 < 1 Li Be, Sr, Ba Sc, V PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01 Tìm thông tin cần thiết ở mục I (Chuyên đê học tập Hoá học 12, trang 17 - 18) để trình bày ý nghĩa của quá trình tài chế kim loại. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 02 Tỉ lệ (%) Kim loại > 50 Al, Ti, Cr, Mn, Fe, Co, Ni, Cu, Zn, Nb, Rh, Pd, Ag, Sn, Re, Pt, Au, Pb > 25-50 Mg, Mo, Ir >10-25 Ru, Cd, W 1-10 Sb, Hg < 1 Li, Be, B, Sc, V, Ga, Ge, As, Se, Sr, Y, Zr, In, Te, Ba, Hf, Ta, Os, Tl, Bi, La, Ce, Pr, Nd, Sm, Eu, Gd, Tb, Dy, Ho, Er, Tm, Yb, Ru Bảng 1: Tỉ lệ tái chế kim loại từ các sản phẩm cuối vòng đời (End of Life - EoF) (Nguồn: Christian Hagelủken, Daniel Goldmann (2022). Recycling and circular economy - towards a closed loop for metals in emerging clean technologies. Mineral Economics, 35, 539-562.) Yêu cầu: Xác định các kim loại nhóm IA, nhóm IIA và kim loại dãy chuyển tiếp dãy thứ nhất với các tỉ lệ tái chế tương ứng vào bảng sau: Tỉ lệ (%) Kim loại