Nội dung text Đề số 5-HS.docx
Phần ba MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO Đề số 5 Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Năm 1922, lịch sử thế giới ghi nhận sự kiện quan trọng nào sau đây? A. V.I. Lê-nin thành lập Chính quyền Xô viết ở nước Nga. B. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời. C. Liên Xô, Mỹ và Anh họp Hội nghị I-an-ta ở Liên Xô. D. Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Mát-xcơ-va(Liên Xô). Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Á đi theo con đường chủ nghĩa xã hội? A. Trung Quốc. B. Hàn Quốc. C. Nhật Bản. D. Mông Cổ. Câu 3. Trong bối cảnh các nước châu Á trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân, những quốc gia nào sau đây vẫn giữ được độc lập? A. Nhật Bản và Đông Ti-mo. B. Nhật Bản và Xiêm. C. Việt Nam và Xiêm. D. Nhật Bản và Trung Quốc. Câu 4. Từ những năm 60 của thế kỉ XX, các nước sáng lập tổ chức ASEAN phát triển kinh tế theo chiến lược nào sau đây? A. Chỉ nhận viện trợ của phương Tây. B. Tham gia Kế hoạch Mác-san của Mỹ. C. Phát triển kinh tế hướng ngoại. D. Phát triển kinh tế hướng nội. Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào của Việt Nam thời phong kiến đã nối lại thời kì độc lập tự chủ dài lâu của dân tộc? A. Khởi nghĩa Lam Sơn. B. Khởi nghĩa Phùng Hưng. C. Khởi nghĩa Bà Triệu. D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Câu 6. Trong thời gian xoá bỏ tình trạng cát cứ phong kiến của chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê, phong trào Tây Sơn (thế kỉ XVIII) đã thực hiện nhiệm vụ nào sau đây để bảo vệ Tổ quốc? A. Đánh đuổi quân Minh và quân Thanh. B. Kháng chiến chống quân Mông Cô. C. Đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh.
D. Đánh đuổi quân Minh xâm lược. Câu 7. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Mỹ – Liên Xô từ đồng minh đã chuyển sang A. đối kháng. B. đối thoại. C. đối tác. D. đối đầu. Câu 8. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh nào sau đây? A. Ba nước Đông Dương đã giành độc lập hoàn toàn. B. Cuộc Chiến tranh lạnh đang ảnh hưởng đến khu vực. C. Xu thế hoà hoãn Đông – Tây đang diễn ra mạnh mẽ. D. Mỹ và Liên Xô đạt được thoả thuận kết thúc đối đầu. Câu 9. Trong thời kì 1945 – 1954, chiến thắng nào sau đây của quân dân Việt Nam đã làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của thực dân Pháp? A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông. B. Chiến dịch Biên giới thu – đông. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ. D. Chiến dịch giải phóng Huế – Đà Nẵng. Câu 10. Trong công cuộc Đổi mới đất nước (từ năm 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phương châm đổi mới phải A. lấy chính trị làm trung tâm. C. phát triển kinh tế bằng mọi giá. B. thay đổi phương hướng chiến lược. D. đồng bộ và toàn diện. Câu 11. Ở Việt Nam, đấu tranh ngoại giao được nâng lên trở thành một mặt trận trong A. cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975). B. cuộc vận động trực tiếp giải phóng dân tộc (1939 – 1945). C. cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). D. thời kì cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1976). Câu 12. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây? A. Liên Xô. B. Trung Quốc. C. Xiêm. D. Ấn Độ. Câu 13. Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta? A. Thời hạn nước Mỹ áp dụng Học thuyết Tơ-ru-man đối với Liên Xô đã hết hiệu lực. B. Tác động của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của các quốc gia độc lập. C. Những tác động của các xu thế liên kết khu vực và xu thế toàn cầu hoá ở châu Âu.
D. Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ. Câu 14. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có bước phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu sau sự kiện nào sau đây? A. Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN. B. Các nước sáng lập ASEAN thực hiện cải cách, mở cửa. C. Các nước ASEAN đã kí kết Hiệp ước Ba-li (2-1976). D. Hiệp định hoà bình về Cam-pu-chia được kí kết (1991). Câu 15. Nội dung nào sau đây không đúng về cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Đây là một cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. B. Không chỉ chớp đúng thời cơ, mà còn đẩy lùi được nguy cơ. C. Là cuộc cách mạng bằng bạo lực nhưng hạn chế đổ máu. D. Kết hợp giành chính quyền ở cả nông thôn và thành thị. Câu 16. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam có sự khác biệt nào sau đây so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)? A. Không chịu sự chi phối của các nước lớn trong xu thế hoà hoãn Đông – Tây. B. Kiên định giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. C. Có sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân. D. Kết hợp và phát huy sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải thành tựu của Việt Nam trong 10 năm đầu thực hiện công cuộc Đổi mới (1986 – 1996)? A. Nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững. B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nâng lên thành đối tác chiến lược toàn diện. C. Việc xoá đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả, được nhân dân và quốc tế ghi nhận. D. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành. Câu 18. Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thực hiện hoà hoãn với thực dân Pháp (1946) có tác dụng nào sau đây? A. Tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng miền Nam trở lại hoạt động trong các đô thị. B. Đây là điều kiện tiên quyết cho Việt Nam giành thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao. C. Làm thất bại âm mưu của quân Pháp trong việc đưa quân ra miền Bắc để tái chiếm. D. Chuẩn bị đầy đủ về thế và lực, sẵn sàng đối đầu quân sự với thực dân Pháp sau này.
Câu 19. Từ năm 1920 đến năm 1945, Nguyễn Ái Quốc có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Xây dựng và bổ sung đường lối chiến lược cho cách mạng giải phóng dân tộc. B. Trực tiếp thành lập các tổ chức cộng sản và chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng. C. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất dân tộc trong quá trình thành lập Đảng. D. Chỉ đạo các tổ chức cộng sản thực hiện phong trào “vô sản hoá” cho thanh niên. Câu 20. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc Việt Nam đã căn bản hoàn thành cuộc cách mạng A. tư sản kiểu mới. B. dân tộc dân chủ nhân dân. C. xã hội chủ nghĩa. D. dân chủ nhân dân. Câu 21. Trong thời kì 1954 – 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”? A. Mỹ coi Việt Nam là tâm điểm của phong trào giải phóng dân tộc thế giới. B. Phe xã hội chủ nghĩa ủng hộ Việt Nam đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa. C. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương chia Việt Nam thành hai miền. D. Việt Nam đã lên tiếng phản đối nước Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu. Câu 22. Những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) đã chứng tỏ A. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, lấy chính trị làm trọng tâm là đúng đắn. B. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ giúp cho Đổi mới thành công. C. sức mạnh ngoại lực đóng vai trò nền tảng cho công cuộc Đổi mới. D. đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi cơ bản là phù hợp. Câu 23. Từ những thắng lợi trong cuộc đấu tranh và kí Hiệp định Pa-ri (1968 – 1973), Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì trong vấn đề ngoại giao ngày nay? A. Thắng lợi của ngoại giao phải dựa trên thực lực của toàn dân tộc. B. Sức mạnh tinh thần là yếu tố quyết định thắng lợi về ngoại giao. C. Ngoại giao muốn thắng lợi phải có sự hỗ trợ của các cường quốc. D. Các hội nghị quốc tế không thể giải quyết vấn đề quyền dân tộc. Câu 24. Nội dung nào sau đây không phải điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Lực lượng cách mạng được rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh.