PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 32. Đề thi thử tốt nghiệp THPTQG 2025 môn Sinh học THPT GDTX - Huế - có đáp án.docx

1 | 6 UBND THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TRUNG TÂM GDNN-GDTX (Đề có 06 trang) ĐỀ MINH HỌA THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:………………………………………….. Số báo danh:………………………………………………… PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chọn 1 phương án đúng duy nhất.) Câu 1. Cấu trúc nào sau đây trong tế bào có chức năng sửa đổi, đóng gói và phân phối prôtêin đến những vị trí khác nhau trong tế bào? A. Ribôsome B. Lysosome C. Bộ máy Golgi D. Peroxisome Câu 2: Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở các tế bào A. biểu bì. B. nhu mô. C. lông hút. D. khí khổng. Câu 3. Pha sáng của quang hợp cung cấp cho pha đồng hóa CO 2 những sản phẩm nào? A. ATP và NADPH. B. ATP và NADH. C. ATP và CO 2 . D. ATP, NADPH và CO 2 . Câu 4. Hoá thạch là gì? A. Di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong lớp băng của vỏ Trái Đất B. Di tích của sinh vật sống để lại trong thời đại trước đã để lại trong lớp đất sét của vỏ Trái Đất hoặc được bảo tồn trong lớp nhựa hổ phách C. Di tích của các sinh vật sống để lại trong các thời đại trước đã để lại trong lớp địa chất của vỏ Trái Đất, xác sinh vật hóa đá hoặc được bảo tồn trong các điều kiện đặc biệt D. Di tích phần cứng của sinh vật như xương, vỏ đá vôi được giữ lại trong đất, trang băng hoặc nhựa hổ phách. Câu 5. Theo quan điểm thuyết tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cấp cơ sở là A. cá thể. B. quần thể. C. quần xã. D. hệ sinh thái Câu 6. Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên? A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn C. Mất đoạn D. Lặp đoạn Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều là vì A. sở thích định cư của con người ở các vùng có điều kiện khác nhau B. điều kiện sống phân bố không đều và con người có xu hướng quần tụ với nhau.
2 | 6 C. nếp sống và văn hóa mang tính đặc trưng cho từng vùng khác nhau. D. điều kiện sống phân bố không đều và con người có thu nhập khác nhau. Câu 8. Bệnh mù màu, máu khó đông ở người di truyền A. giống các gene nằm trên NST thường. B. thẳng (bố cho con trai). C. chéo (mẹ cho con trai, bố cho con gái). D. theo dòng mẹ. Câu 9. Vì sao trên mạch khuôn 5’-3’, mạch mới lại được tổng hợp ngắt quãng? A. Vì trên gen có các đoạn Okazaki B. Vì gen không liên tục có các đoạn Exon và đoạn Intron xen kẽ nhau C. Vì enzyme DNA polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’-3’ D. Vì enzyme DNA polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’-5’ Câu 10. Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của thể ba thuộc loài này có bao nhiêu NST? A. 13 B. 42 C. 15 D. 21 Câu 11. Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gene AA; 40 cá thể có kiểu gene Aa; 100 cá thể có kiểu gene aa, tần số của allele A trong quần thể trên là A. 0,4. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,5. Câu 12. Ở cà chua biến đổi gene, quá trình chín của quả bị chậm lại nên có thể vận chuyển đi xa hoặc để lâu mà không bị hỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do A. gene sản sinh ra ethylen đã được hoạt hóa. B. cà chua này là thể đột biến. C. cà chua này đã được chuyển gene kháng virus. D. gene sản sinh ra ethylen đã bị bất hoạt. Câu 13. Ba loài thực vật có quan hệ họ hằng gần gũi kí hiệu là loài A, loài B và loài C. Bộ NST của loài A là 2n = 26, của loài B là 2n = 24 và của loài C là 2n = 26. Các cây lai giữa loài A và loài B được đa bội hóa tạo ra loài D. Các cây lai giữa loài C và loài D được đa bội hóa tạo ra loài E. theo lý thuyết, bộ NST của loài E có bao nhiêu NST? A. 76. B. 82. C. 67. D. 56. Câu 14. Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các thành phần nguyên liệu cần thiết cho việc nhân đôi DNA. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau tạo thành
3 | 6 hỗn hợp ban đầu, rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình tái bản DNA xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi thấy có những đoạn DNA ngắn khoảng vài trăm cặp nucleotide. Theo em, trong hỗn hợp ban đầu đã thiếu thành phần nào sau đây? A. DNA polymerase B. Các nucleotide C. DNA ligase D. Phân đoạn Okazaki Câu 15. Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này A. có số lượng NST trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau. B. có số lượng NST trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau. C. có số lượng NST trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau. D. có số lượng NST trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau. Câu 16. Ở người, bệnh bạch tạng do allele đột biến lặn, những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bạch tạng, tuy nhiên trong một số trường hợp, 2 vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra con bình thường. Cơ sở của hiện tượng trên là A. do môi trường không thích hợp nên đột biến gene không thể hiện ra kiểu hình. B. do đột biến NST làm mất đoạn chứa allele bạch tạng nên sinh con bình thường. C. đã có đột biến gene lặn thành gene trội nên sinh con không bị bệnh. D. kiểu gene quy định bạch tạng ở mẹ và bố khác nhau nên sinh con không bị bệnh. Câu 17. Trong thực tiễn sản suất, vì sao các nhà khuyến nông khuyên “không nên trồng một giống lúa duy nhất trên diện rộng”? A. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi có thể bị mất trắng, do giống có cùng một kiểu gene nên có mức phản ứng giống nhau. B. Vì khi điều kiện thời tiết không thuận lợi giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gene làm năng suất bị giảm. C. Vì qua nhiều vụ canh tác giống có thể bị thoái hoá, nên không còn đồng nhất về kiểu gene làm năng suất bị sụt giảm. D. Vì qua nhiều vụ canh tác, đất không còn đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, từ đó làm năng suất bị sụt giảm. Câu 18. Hai loài sinh vật có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau trong đó có một loài rộng thực và một loài hẹp thực cùng sống chung trong một quần xã. Nguyên nhân phổ biến giúp chúng có thể cùng sinh sống trong một sinh cảnh là A. chúng phân hóa về không gian sống để kiếm ăn trong phạm vi cư trú của mình. B. loài hẹp thực bị cạnh tranh loại trừ và bị đào thải khỏi quần xã. C. loài hẹp thực di cư sang một quần xã khác để giảm bớt sự cạnh tranh đối với loài rộng thực. D. chúng hỗ trợ nhau tìm kiếm con mồi và chia sẻ con mồi kiếm được. PHẦN II: Câu trắc nghiệm đúng sai. (Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai). Câu 1. Các phát biểu sau đây là đúng hay sai khi nói đến tiêu hóa thức ăn ở động vật có vú? a) Là quá trình biến đổi thức ăn thành tất cả chất dinh dưỡng.
4 | 6 b) Chất dinh dưỡng là dạng phân tử nhỏ và được cơ thể hấp thụ vào máu. c) Chất dinh dưỡng hấp thu vào máu và di chuyển đến các mô và cơ quan để cung cấp nguyên liệu cho các tế bào hoạt động. d) Thức ăn sau khi ăn vào cơ thể sẽ được các enzyme phân giải thành các chất dinh dưỡng. Câu 2. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về học thuyết tiến hoá của Darwin? a) Quần thể sinh vật luôn có xu hướng tạo ra một kích thước quần thể lớn qua các thế hệ. b) Các cá thể trong tự nhiên luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn. c) Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, cá thể nào mạnh sẽ thắng. d) Cơ chế của tiến hoá là chọn lọc tự nhiên. Câu 3. Quan sát hình ảnh sau và cho biết nhận định nào đúng hoặc sai? a) Quá trình này là diễn thế nguyên sinh. b) Thứ tự đúng của các giai đoạn là 1 → 5 → 3 → 2 → 4. c) Giai đoạn 1 được gọi là quần xã sinh vật tiên phong.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.