Nội dung text ĐỀ 4 - Kiểm tra cuối Học kì 1 - Vật Lí 12 - Form 2025 (Dùng chung 3 sách)- fix.docx
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của chất lỏng? A. Có hình dạng của phần bình chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, dễ nén. B. Có hình dạng của phần bình chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, khó nén. C. Có hình dạng cố định, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, rất khó nén. D. Có hình dạng của phần bình chứa nó, dễ dàng lan tỏa trong không gian, dễ nén. Câu 2: Ứng dụng nào sau đây liên quan đến sự bay hơi? A. Mạ huy chương. B. Đúc đồng. C. Làm muối. D. Thổi thủy tinh. Câu 3: Phát biểu nào sau đây về đặc tính của dòng điện xoáy là đúng? A. Không có tác dụng nhiệt. B. Không thể tạo ra trong thép pha silicon. C. Có thể tạo ra trong gốm sứ. D. Có bản chất là dòng điện cảm ứng. Câu 4: Theo thang nhiệt Celsius, từ nhiệt độ đông đặc đến nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (điều kiện tiêu chuẩn) được chia thành A. 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 0 C B. 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1K. C. 273,15 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1K. D. 273,15 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 0 C Câu 5: Vào ban ngày và ban đêm thì hướng gió thổi thay đổi như thế nào ở các vùng ven biển? A. Ban ngày gió thổi từ Bắc tới Nam, còn ban đêm thì gió thổi từ Nam tới Bắc B. Ban ngày gió thổi từ biển vào đất liền, còn ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển. C. Ban ngày gió thổi từ Nam tới Bắc còn ban đêm gió thổi từ Bắc tới Nam. D. Ban ngày gió thổi từ đất liền ra biển, còn ban đêm gió thổi từ biển vào đất liền. Câu 6: Trong thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi riêng của nước, nhiệt hóa hơi riêng của nước được xác định bằng công thức P. L m . Giá trị m là A. khối lượng nước ban đầu trong ấm đun. B. Khối lượng ấm đun tại thời điểm τ. C. Khối lượng nước bị bay hơi sau thời gian τ. D. Khối lượng nước và ấm đun nước Câu 7: Trong thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của cục nước đá không cần thiết phải có dụng cụ nào sau đây? A. Đồng hồ bấm giây. B. Oát kế. C. Nhiệt lượng kế. D. Thước mét. Câu 8: Theo thuyết động học phân tử chất khí thì các phân tử khí A. nằm sát thành bình chứa khí. B. có mật độ dày đặt hơn khi càng xa thành bình chứa khí. C. va chạm vào thành bình gây ra áp suất lên thành bình chứa khí. D. có kích thước như nhau với mọi chất khí. Câu 9: Hiện tượng nào sau đây không thể hiện rõ thuyết động học phân tử? A. Không khí nóng thì nổi lên cao, không khí lạnh chìm xuống trong bầu khí quyển. B. Mùi nước hoa lan tỏa trong một căn phòng kín. C. Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn trong nước yên lặng. D. Cốc nước được nhỏ mực, sau một thời gian có màu đồng nhất. Câu 10: Một lượng khí lí tưởng có số mol là n đang ở nhiệt độ T, áp suất p và thể tích V. Hệ thức nào sau đây là đúng? A. pV = nT. B. pV = nRT. C. pT = nRV. C. TV = npR. Câu 11: Áp suất khí tác dụng lên thành bình không phụ thuộc vào A. khối lượng phân tử khí. B. Mật độ phân tử khí. C. chuyển động nhiệt của phân tử khí. D. Khối lượng bình chứa khí. Câu 12: Hai chất khí có thể trộn lẫn vào nhau tạo nên một hỗn hợp khí đồng đều là vì (1). các phân tử khí chuyển động nhiệt. Mã đề thi: 4
(2). các chất khí đã cho không có phản ứng hoá học với nhau. (3). giữa các phân tử khí có khoảng trống. A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (1). D. cả (1), (2) và (3). Câu 13: Một khối khí lí tưởng được nhốt trong một xilanh kín cách nhiệt thông qua một piston nhẹ có thể dịch chuyển không ma sát dọc theo thành xilanh. Ban đầu khí ở trạng thái (1). Nung nóng thật chậm để khối khí giản nở đẩy piston chuyển động đi lên. Sau đó, ngừng cung cấp nhiệt thì piston nằm cân bằng, khối khí lúc này ở trạng thái (2). Trạng thái (1) và trạng thái (2), khối khí có cùng A. nhiệt độ và áp suất. B. Áp suất. C. Thể tích. D. Nhiệt độ và thể tích. Câu 14: Một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi trạng thái từ m đến n được biểu diễn như đồ thị hình bên. Khối khí ở trạng thái m và trạng thái n có cùng A. thể tích. B. nhiệt độ. C. mật độ phân tử. D. áp suất. O m n p 1/V Câu 15: Khi một lượng nước nhất định chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi, công do các phân tử thực hiện chống lại áp suất bên ngoài là 450 J. Trong quá trình này, nhiệt lượng cung cấp cho hệ thống là 6000 J. Bao nhiêu phần trăm tổng nhiệt lượng làm tăng nội năng của các phân tử? A. 7,5%. B. 92,5%. C. 75,0%. D. 25,0%. Câu 16: Một lượng khí xác định được giữ ở áp suất 2 Pa và thể tích 17,5 lít. Nếu tăng thể tích lên đến 25 lít mà nhiệt độ của khối khí luôn không đổi thì cân thay đổi áp suất của khối khí đến A. 1,4 Pa B. 1,5 Pa C. 1,8 Pa D. 1,6 Pa Câu 17: Khuấy 130 g nitơ lỏng ở nhiệt độ 77 K vào cốc thủy tinh chứa 200 g nước ở 5 0 C. Biết rằng, nitơ sẽ hóa hơi ngay lập tức khi tiếp xúc với nước và thoát khỏi dung dịch. Biết ẩn nhiệt của quá trình bay hơi nitơ ở nhiệt độ 77 K là 210 J/g, và ẩn nhiệt của quá trình nóng chảy của nước là 330 J/g, nhiệt dung riêng của nước là 4,2 J/g.K. Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của cốc thủy tinh. Khối lượng nước ở thể lỏng còn lại bên trong cốc là A. 130 g. B. 50 g. C. 150 g. D. 70 g. Câu 18: Một khối khí lí tưởng có thể tích 3 lít ở áp suất 8 bar chứa trong một xilanh ở nhiệt độ 300 K. Kéo dãn piston cho thể tích hỗn hợp tăng thêm 2 lít và nhiệt độ của xilanh tăng thêm 10%. Áp suất của hỗn hợp khí sau cùng sau khi kéo dãn piston là A. 5,28 bar. B. 6,10 bar. C. 5,76 bar. D. 6,42 bar. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Theo thuyết động học phân tử chất khí: Phát biểu Đún g Sai a) Chất khí gồm tập hợp rất nhiều các phân tử có kích thước bằng khoảng cách trung bình giữa chúng. b) Các phân tử khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng, được gọi là chuyển động nhiệt. c) Nhiệt độ càng cao, các phân tử khí có động năng càng lớn. d) Trong quá trình chuyển động, các phân tử khí va chạm với thành bình chứa, gây ra áp suất lên thành bình. Câu 2: Nhúng một vật A có nhiệt độ t A vào một chậu nước, ta thấy nhiệt độ của nước trong chậu răng lên đến một giá trị xác định rồi dừng lại. Tiếp tục nhúng thêm vật B có nhiệt độ t B vào nước thì ta thấy nhiệt độ của nước trong chậu giảm xuống đến một giá trị xác định rồi dừng lại (bỏ qua trao đổi nhiệt giữa các vật và môi trường). Phát biểu Đún g Sai a) Đã có sự truyền nhiệt lượng từ vật A sang nước b) ) Nhiệt độ của vật A lớn hơn nhiệt độ của vật B c) Nhiệt độ cuối cùng của hệ luôn bằng nhiệt độ ban đầu của nước d) Nhiệt lượng của vật A truyền cho nước luôn bằng nhiệt lượng của nước truyền cho vật B
Câu 3: Một nhiệt kế theo thang đo nhiệt độ Kelvin để đo nhiệt độ của các lò nấu chảy kim loại. Khoảng giá trị nhiệt độ của nhiệt kế có thể đo được từ 400 K đến 1460 K. Phát biểu Đún g Sai a) Bạc có nhiệt độ nóng chảy là 960 0 C, khi đó nếu dùng nhiệt kế trên thì giá trị trên nhiệt kế là 687 K. b) Dùng nhiệt kế trên vẫn có thể khảo sát sự tăng nhiệt độ trong quá trình đun sôi nước c) Nhiệt kế trên có thể sử dụng để đo nhiệt độ khi nấu chảy thiếc có nhiệt độ nóng chảy 232 0 C. d) Nếu nhiệt độ của lò nung thấp hơn 14600C thì nhiệt kế vẫn có thể sử dụng được Câu 4: Một bình đun nước nóng bằng điện có công suất 9 kW. Nước được làm nóng khi đi qua buồng đốt của bình. Nước chảy qua buồng đốt với lưu lượng 5,8.10 –2 kg/s. Nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt là 15 0 C. Cho nhiệt dung riêng của nước 4200 J/kg.K. Bỏ qua hao phí. Phát biểu Đún g Sai a) Nhiệt độ của nước khi ra khỏi buồng đốt là 50 0 C. b) Nếu công suất điện giảm 2 lần thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt là 35 0 C. c) Điều chỉnh nhiệt độ của nước ra khỏi buồng đốt, ta có thể thay đổi: công suất điện; lưu lượng dòng nước; nhiệt độ nước đi vào. d) Nếu nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt tăng gấp đôi thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt tăng gấp đôi. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Một khối khí có thể tích không đổi, khi nhiệt độ của khí tăng từ 0 0 C lên 75 0 C thì áp suất khí tăng thêm một lượng là Δp 1 ; khi nhiệt độ của khí tăng từ 75 0 C lên 85 0 C thì áp suất khí tăng thêm một lượng Δp 2 . Tỉ số ∆p 1 /∆p 2 bằng bao nhiêu? Đáp án Câu 2: Một vật rắn ở nhiệt độ 210 0 C khi thả vào một bình đựng nước thì làm cho nhiệt độ của bình tăng từ 20 0 C đến 60 0 C. Hỏi nhiệt độ của lượng nước trên sẽ tăng thêm bao nhiêu K nếu ta thả thêm một vật giống như trên vào nước nhưng vật đó có nhiệt độ 150 0 C. (Kết quả làm tròn đến ba chữ số có nghĩa). Đáp án Câu 3: Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho một lượng khí trong xi-lanh nằm ngang. Lượng khí nở ra đẩy pít-tông chuyển động trong xilanh được 5 cm. Biết toàn bộ lực cản tác dụng lên pitton là 20 N và coi chuyển động của pít-tông là chuyển động đều. Độ biến thiên nội năng của lượng khí là bao nhiêu Jun? Đáp án Câu 4: Vào những ngày trời nắng nóng, không khí trong xe ô tô có nhiệt độ thấp hơn không khí bên ngoài là 15 0 C. Xét cùng một lượng khí, khối lượng riêng của không khí trong xe gấp 1,05 lần khối lượng riêng của không khí bên ngoài. Nhiệt độ của không khí bên ngoài bằng bao nhiêu độ C? Đáp án Câu 5: Người ta dùng một ấm bằng nhôm có khối lượng 600 g để đun sôi 1 kg nước ở 25 0 C bằng bếp điện. Sau 18 phút đã có 20% lượng nước đã hóa hơi ở nhiệt độ 100 0 C. Biết 75% nhiệt lượng mà bếp cung cấp được dùng vào việc đun nước. Nhiệt dung riêng của nước là c 1 = 4180 J/Kg.K, của nhôm là c 2 = 880 J/Kg.K, nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 1000C là L = 2,26.10 6 J/Kg. Công suất của bếp điện bằng bao nhiêu W? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Đáp án Câu 6: Một bình khí hiđro nén có dung tích 30 lít, ở áp suất 4,5 atm và nhiệt độ 27 0 C. Người ta mở khóa của bình này để bơm khí hiđro vào những quả bóng bay có thể tích 4,2 lít (khi căng phồng đầy đủ). Khí hiđro trong các quả bóng bay có áp suất 1,01 atm và nhiệt độ 27 0 C. Cho rằng nhiệt độ của khí hiđro trong bình thay đổi không đáng kể sau các lần bơm. Có thể bơm tối đa bao nhiêu quả bóng bay?