PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 25+26 SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .pdf

1 SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI 1. Khái niệm - Sinh thái học phục hồi là lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị phá huỷ về gần nhất với trạng thái tự nhiên. - Trong tự nhiên, sự phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái diễn ra chậm hoặc khó xảy ra do tác động tiêu cực của con người. Tốc độ phục hồi của các hệ sinh thái thường thấp hơn tốc độ phá huỷ bởi con người. Do vậy, con người vận dụng sinh thái học phục hồi để đẩy nhanh tốc độ hồi phục của hệ sinh thái. 2. Phương pháp phục hồi hệ sinh thái - Phương pháp phục hồi hệ sinh thái được áp dụng tuỳ thuộc vào những biến đổi của các nhân tố vô sinh và quần xã sinh vật trong hệ sinh thái. - Các biện pháp phục hồi sinh học sẽ được thực hiện sau khi các thành phần vật lí của hệ sinh thái đã được tái tạo. - Hai biện pháp chính trong phục hồi sinh học được áp dụng là cải tạo sinh học và làm giàu sinh học (hay gia tăng sinh học). + Cải tạo sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật như thực vật, vi sinh vật,... để loại bỏ các chất độc gây ô nhiễm hệ sinh thái. + Ví dụ: Một số loài thực vật (như Helianthus annuus, Pteris vittata,...) thích nghi tốt với môi trường đất có hàm lượng kim loại nặng cao (cadmium, lead,...) được trồng ở những khu vực khai thác mỏ để loại bỏ kim loại nặng trong đất. + Làm giàu sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật để bổ sung, làm tăng các yếu tố cần thiết cho hệ sinh thái. + Ví dụ: Trồng các cây họ Đậu để làm giàu nitrogen cho hệ sinh thái nghèo dinh dưỡng. Nhân giống san hô để phục hổi rạn san hô bị phá huỷ II I TÓM TẮT LÍ THUYẾT QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI BÀI 25+26 SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PHẦ N 7 DI TRUYỀN HỌC Chủ đề 8 SINH THÁI HỌC ỨNG DỤNG SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN
2 SINH THÁI HỌC BẢO TỒN 1. Khái niệm - Nhiều loài sinh vật đã tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng do những biến đổi tự nhiên của hệ sinh thái, đặc biệt là do tác động của con người. - Các hoạt động sống của con người như khai thác tài nguyên, chuyển đổi sử dụng đất làm biến đổi hoặc suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, đe doạ sự tồn tại của các loài sinh vật. Do vậy, các hệ sinh thái tự nhiên cần được bảo tồn. - Sinh thái học bảo tồn là lĩnh vực khoa học về áp dụng các nguyên lí sinh thái học và các lĩnh vực khoa học liên quan để duy trì, bảo vệ đa dạng sinh học ở mọi cấp độ. 2. Biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học - Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ và quản lí nguồn gene, các loài sinh vật và các hệ sinh thái. - Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng với đời sống con người, ví dụ như cung cấp thức ăn, thuốc, nguyên vật liệu và các dịch vụ sinh thái khác. Tuy nhiên, đa dạng sinh học đã và đang bị suy giảm do các tác động của con người như làm mất nơi ở (môi trường sống), xuất hiện các loài du nhập và khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. - Trong bảo tồn đa dạng sinh học, các nhà bảo tồn tập trung chính vào nghiên cứu bảo tồn ở cấp độ loài và hệ sinh thái. Những loài đang bị suy giảm nhanh chóng và có số lượng cá thể nhỏ được đưa vào danh mục những loài bị đe doạ tuyệt chủng, được ưu tiên bảo tồn. - Các loài sinh vật thường được bảo tồn tại môi trường sống tự nhiên của chúng (bảo tồn nguyên vị) hoặc tại một môi trường sống khác (bảo tồn chuyển vị). - Ví dụ: Loài voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus, hình 25.3) thuộc danh mục loài cực kì nguy cấp theo Danh lục đỏ IUCN, đang được bảo tồn trong môi trường sống tự nhiên của - Trong một số trường hợp, những loài quý hiếm có thể được nhân nuôi trong môi trường nhân tạo như vườn thú, vườn thực vật,... - Xây dựng các khu bảo tồn giúp bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các loài sinh vật sinh sống trong đó. Ở Việt Nam, hệ thống các khu bảo tồn được thành lập ở khắp cả nước để bảo vệ những hệ sinh thái quan trọng. Ví dụ: vườn quốc gia Cát Bà, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, vườn quốc gia Kon Ka Kinh. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Khái niệm - Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. - Ví dụ: Khai thác hợp lí nguồn thuỷ sản đáp ứng nhu cầu tối thiểu về thức ăn của các cộng đồng ven biển, đồng thời xây dựng khu bảo tồn biển để duy trì ổn định nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai. 2. Sự tác động qua lại giữa kinh tế, xã hội và môi trường tự nhiên PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I
3 - Sự phát triển kinh tế thường dẫn tới sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Sự phát triển kinh tế có thể gây ra bất bình đẳng xã hội trong tiếp cận và sử dụng tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo nếu không có những chính sách quản lí phù hợp. Xã hội phát triển dẫn tới gia tăng các nhu cầu tiêu dùng, khai thác tài nguyên và gia tăng chất thải. - Môi trường cung cấp những điều kiện thiết yếu, các dịch vụ hệ sinh thái cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Suy thoái môi trường dẫn tới suy giảm sức khoẻ, suy giảm kinh tế và gây ra những xáo trộn xã hội. Do đó, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế, xã hội và môi trường là yếu tố cần thiết để phát triển bền vững. MỘT SỐ NHÓM BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên thiên nhiên là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu cung cấp cho đời sống của con người. - Một số nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với con người bao gồm rừng, đất, nước, khoáng sản, năng lượng (mặt trời, gió, sóng,...). 2. Hạn chế gây ô nhiễm môi trường Hệ quả của việc phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệo - Phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp, dẫn tới sự khai thác mạnh mẽ nguồn tài nguyên, làm di chuyển vật chất giữa các hệ sinh thái, đồng thời làm gia tăng các chất thải vào môi trường. - Các chất thải từ chế biến, sản xuất công nghiệp và sinh hoạt không được thu gom, xử lí sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất, đe doạ sức khoẻ của con người và các hệ sinh thái tự nhiên. Biện pháp - Tiết giảm: Giảm sử dụng các nguồn chất thải (như các loại túi bọc đồ ăn nhanh, các sản phẩm đóng gói nilon) giúp làm giảm rác thải từ sinh hoạt. Hạn chế sử dụng điều hoà nhiệt độ, xe sử dụng xăng dầu để giảm các khí thải gây ô nhiễm không khí. Hạn chế sử dụng các chất tổng hợp (như chất tẩy rửa, ...) để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. - Tái sử dụng các dụng cụ (như các loại chai lọ, hộp, chậu,...) để hạn chế rác thải. - Tái chế: Thu gom các loại chất thải nhựa, kim loại, thuỷ tinh,... và sử dụng làm nguyên vật liệu sản xuất ra các sản phẩm khác có ích sẽ hạn chế nguồn chất thải rắn. 3. Phát triển nông nghiệp bền vững - Nông nghiệp bền vững là hệ thống quản lí nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu xơ sợi của con người ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. - Nông nghiệp bền vững bao gồm các phương pháp canh tác thân thiện với môi trường (ví dụ: sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học....), cho phép sản xuất cây trồng hoặc vật nuôi mà không gây thiệt hại cho con người hoặc hệ sinh thái, ngăn chặn các tác động bất lợi đối với đất, nước, không khí, đa dạng sinh học. - Nông nghiệp bền vững có vai trò quan trọng trong phát triển bền vững, đảm bảo các kết quả lâu dài như sản xuất đủ lương thực, thực phẩm, nguyên liệu và nhiên liệu cho con người để đáp ứng nhu cầu của dân số đang tăng nhanh, bảo vệ môi trường và mở rộng nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên, duy trì khả năng kinh tế của các hệ thống nông nghiệp. 4. Kiểm soát phát triển dân số II
4 - Tổng dân số thế giới gia tăng nhanh chóng trong những thập kỉ gần đây và được dự báo tiếp tục tăng nhanh. Theo ước tính của Liên hợp quốc, dân số thế giới đạt mốc 8 tỉ người vào tháng 11 năm 2022. - Sự tăng trưởng dân số cùng với sự gia tăng mức tiêu thụ là nguyên nhân của các vấn đề môi trường như suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. - Ở Việt Nam, tổng dân số đến năm 2022 đạt xấp xỉ 100 triệu dân và đang tiếp tục tăng. Tốc độ tăng trưởng dân số đã giảm so với cuối thế kỉ trước, với mức tăng trưởng hằng năm hiện tại xấp xỉ 1%. - Các chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình được thực hiện nhằm làm tăng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng dân số, điều chỉnh tốc độ tăng trưởng ở các vùng, miền hoặc các nhóm xã hội, cân bằng tốc độ tăng trưởng ở các nhóm dân số (ví dụ như các tầng lớp xã hội), cân bằng giới tính, góp phần xoá đói, giảm nghèo, điều chỉnh cơ cấu lao động phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, gia tăng phúc lợi và sự bình đẳng trong xã hội. 5. Giáo dục môi trường - Thúc đẩy sự tham gia của tất cả người dân có tư duy phản biện, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề môi trường. - Đưa ra những đánh giá có cơ sở về các vấn đề môi trường. - Phát triển kĩ năng để hành động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm nâng cao chất lượng môi trường. - Tôn trọng, yêu mến thiên nhiên và môi trường, có hành động tích cực và thiết thực để bảo vệ môi trường. Ví dụ mỗi cá nhân có yêu mến thiên nhiên sẽ có hành động bảo vệ các loài sinh vật hay giữ gìn môi trường trong sạch,... PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Sinh thái học phục hồi là: A. Lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị phá hủy về gần nhất với trạng thái tự nhiên B. Lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái phát triển phong phú và đa dạng hơn C. Lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học ở mọi cấp độ D. Lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái trở về trạng thái đa dạng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG I

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.