Nội dung text GA_VatLy12_KNTT_ C2. Bài 11. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 11: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Rút ra được phương trình trạng thái của khí lí tưởng dựa trên định luật Boyle và định luật Charles. - Rút ra được phương trình Clapeyron từ phương trình trạng thái của khí lí tưởng. - Vận dụng được các phương trình trạng thái của khí lí tưởng để giải thích được một số hiện tượng đơn giản có liên quan và giải được các bài tập có liên quan. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Tích cực làm việc cá nhân để hoàn thiện nhiệm vụ tính toán xác định tỉ số pV/nT của n mol khí lí tưởng biến đổi trạng thái từ điều kiện tiêu chuẩn ban đầu. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Phối hợp nhóm để tìm ra phương trình trạng thái. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến phương trình trạng thái của khí lí tưởng, đề xuất giải pháp giải quyết. Năng lực vật lí: - Bằng kiến thức cũ về quá trình đẳng nhiệt và đẳng áp, HS thiết lập được mối liên hệ p, V, T của một khối khí lí tưởng xác định. - Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. - Viết được phương trình Claperon. - Tính toán để tìm được hằng số khí lí tưởng R = 8,31 J/mol.K.
2 - Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng giải được một số bài tập. – Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng giải thích được một số hiện tượng đơn giản, giải thích được nguyên lí hoạt động của một số thiết bị như bóng thám không, túi khí trong xe ô tô,... 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh túi khí trong ô tô khi phồng lên, hình quá trình chuyển trạng thái,… - Video: Nguyên lí hoạt động của túi khí trên xe ô tô: https://www.youtube.com/watch?v=BqX–s7Brdf - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - SGK, SBT Vật lí 12. - Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề của bài học này là nghiên cứu phương trình trạng thái của khí lí tưởng. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về câu hỏi, HS phát biểu ý kiến của bản thân về kiến thức đã học kết hợp với kinh nghiệm thực tế, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và nhu cầu tìm hiểu về mối liên hệ của các thông số trạng thái của khí lí tưởng. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
3 - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr44): Các định luật Boyle và Charles chỉ xác định mối liên hệ giữa hai cặp thông số “áp suất – thể tích” và “thể tích – nhiệt độ" của một khối lượng khí xác định. Vậy, làm thế nào để xác định được mối liên hệ của cả ba thông số trạng thái của một khối lượng khí xác định? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận và suy nghĩ câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học mới: Để tìm hiểu rõ hơn phương trình trạng thái của khí lí tưởng, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về phương trình trạng thái của một lượng khí xác định a. Mục tiêu: - Bằng kiến thức cũ về quá trình đẳng nhiệt và đẳng áp, HS thiết lập được mối liên hệ p, V, T của một khối khí lí tưởng xác định. - Phối hợp với các bạn trong nhóm hoàn thành phiếu học tập để tìm ra phương trình trạng thái. - Viết được phương trình trạng thái của khí lí tưởng. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về phương trình trạng thái của khí lí tưởng. c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để thiết lập được mối quan hệ giữa p, V và T của khối khí lí tưởng. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. PHƯƠNG TRÌNH