Nội dung text Giáo án Âm nhạc 9 Cánh diều .H -Cả năm.pdf
Giáo án Âm nhạc 9 Cánh diều – tailieugiaovien.edu.vn - zalo 0969325896 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHỦ ĐỀ 1: TUỔI MƯỜI LĂM – BÀI 1 (2 tiết) Yêu cầu cần đạt: - Hát: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc. - Thường thức âm nhạc: Nhận biết và nêu được đặc điểm một số thể loại nhạc đàn. - Lý thuyết âm nhạc: Nêu được khái niệm quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng. BÀI 1 - TIẾT 1 HÁT – BÀI HÁT TUỔI MƯỜI LĂM SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG, CÁCH XÁC ĐỊNH VÀ GỌI TÊN QUÃNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau tiết học này, HS sẽ: - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết hát kết hợp gõ đệm vào các phách mạnh và mạnh vừa, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc. - Nêu được khái niệm quãng; biết cách xác định và gọi tên quãng. 2. Năng lực Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc. Năng lực âm nhạc: - Thể hiện âm nhạc: Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm. - Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết được khái niệm quãng, cách xác định và gọi tên quãng. - Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết hát kết hợp gõ đệm vào các phách mạnh và mạnh vừa, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc. 3. Phẩm chất - Tích cực, chủ động, hợp tác trong các hoạt động luyện tập theo nhóm, tổ, lớp. - Tích cực học tập, rèn luyện để đạt được hoài bão và ước mơ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học - Giáo án, SGK, SGV Âm nhạc 9 (Cánh diều). - Đàn phím điện tử. - Nhạc cụ gõ. - Một vài ví dụ minh họa về quãng. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Học liệu - File audio (hoặc video) nhạc đệm và hát mẫu bài Tuổi mười lăm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Khoảng 1 – 2 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Nội dung: GV yêu cầu HS kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò. c. Sản phẩm: HS kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò.
d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia HS thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Hãy kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế để kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV mời đại diện 2 – 3 HS kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Kể tên một vài bài hát có chủ đề về tuổi học trò: Mong ước kỉ niệm xưa, Phượng hồng, Những năm tháng ấy, Tạm biệt, Bạn Thân,... - GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Những bài hát có chủ đề về tuổi học trò đều mang lại cảm giác hoài niệm và trân trọng những kỉ niệm của tuổi học trò, một giai đoạn đáng nhớ và ý nghĩa trong cuộc đời mỗi người. Trong đó có bài hát Tuổi mười lăm của nhạc sĩ Trương Quang Lục. Để hiểu rõ hơn thông tin về tác giả, bài hát, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và học hát trong nội dung bài học ngày hôm nay – Bài 1 – tiết 1: Hát bài Tuổi mười lăm; Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hát bài Tuổi mười lăm (Khoảng 23 – 24 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm. - Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài Tuổi mười lăm; biết hát kết hợp gõ đệm, đánh nhịp hoặc vận động theo nhạc; biết biểu diễn bài hát. b. Nội dung: - GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc của bài hát. - GV cho HS tập hát từng câu, ghép nối các câu theo lối “móc xích”. - GV hướng dẫn HS hát hoàn chỉnh cả bài, kết hợp vỗ tay nhịp nhàng theo nhịp hoặc vận động theo nhạc. - GV tổ chức cho HS trình bày bài hát theo tổ, nhóm, cá nhân. c. Sản phẩm: - HS hát rõ ràng, mạch lạc, rõ lời ca bài hát Tuổi mười lăm. - Miệng mở rộng rãi, tự nhiên, nét mặt, cơ hàm thả lỏng. - Lấy đúng hơi tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn. - Đặt âm thanh nhẹ nhàng. - Thể hiện đúng tính chất của ca khúc. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm - GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, tìm hiểu về tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát Tuổi mười lăm. - GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát. - GV hướng dẫn HS đọc lướt lời ca và nắm được cấu trúc bài hát. * Nghe hát mẫu - GV mở file âm thanh/video cho HS lắng nghe bài hát Tuổi mười lăm (HS đồng thời theo dõi bản nhạc, hát nhẩm theo). https://youtu.be/q12lOaQWesY?si=nzhBIRbCaqnL9wtc - GV hát mẫu cho HS 1 lần bài hát Tuổi mười lăm. * Khởi động giọng 1. Hát bài Tuổi mười lăm * Tác giả Trương Quang Lục - Nhạc sĩ có những đóng góp xuất sắc cho mảng âm nhạc thiếu nhi cả về số lượng và chất lượng. - Ông đã sáng tác hơn 400 ca khúc cho tuổi thơ, trong số đó có rất nhiều ca khúc hay. - Một số bài hát: Xỉa cá mè, Chỉ có một trên đời, Tuổi mười lăm, Tuổi hồng,...