PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3006. Chuyên Hạ Long - Quảng Ninh (giải).pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ CHUYÊN HẠ LONG – QUẢNG NINH 2024-2025 Cho biết: R = 8,31 J. mol −1 . K −1 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Một bình kín chứa khí hydrogen ở áp suất 249 kPa ở nhiệt độ 27∘C. Khối lượng mol của khí hydrogen là 2 g/mol. Khối lượng riêng của khí theo đơn vị kg/m3 là A. 0,5. B. 0,02. C. 0,2. D. 0,1. Câu 2: Gọi k là hằng số Boltzmann, NA là số Avogadro. Ở nhiệt độ tuyệt đối T, động năng tịnh tiến trung bình của khí lí tưởng được xác định bằng công thức nào sau đây? A. Ed = 3 2 kNAT. B. Ed = 3 2 k NA T. C. Ed = 1 2 kNAT. D. Ed = 3 2 kT. Câu 3: Đồ thị như hình bên biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của các chất được làm nóng chảy. Đồ thị tương ứng với chất rắn vô định hình và chất rắn kết tinh lần lượt là A. đường (3) và đường (2). B. đường (2) và đường (3). C. đường (3) và đường (1). D. đường (1) và đường (2). Câu 4: Một khối nước đá ở nhiệt độ −8 ∘C được cung cấp chậm nhiệt lượng để truyền trạng thái và sôi ở nhiệt độ 100∘C. Đồ thị mô tả đúng sự thay đổi nhiệt độ khối chất theo nhiệt lượng cung cấp là A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 5: Một kim nam châm đặt gần nam châm thẳng có từ trường mạnh ở vị trí hình tròn như hình vẽ. Hình mô tả đúng sự định hướng của kim nam châm là hình A. (1). B. (2). C. (4). D. (3). Câu 6: Theo mô hình động học phân tử về cấu tạo chất thì các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là A. ion. B. plasma. C. nguyên tử. D. phân tử. Câu 7: Hai quả cầu đặc đồng chất (1) và (2) bằng đồng có bán kính r2 = 1,5r1. Tỉ số nhiệt lượng cần cung cấp cho quả cầu (2) so với quả cầu (1) để cùng tăng nhiệt độ thêm 1 K là A. 9 4 . B. 8 27 . C. 4 9 . D. 27 8 . Câu 8: Trộn 200 g chất lỏng X ở nhiệt độ 100∘C vào 50 g chất lỏng Y ở nhiệt độ 75∘C thì nhiệt độ của hỗn hợp là 90∘C. Nếu trộn 200 g chất lỏng X ở nhiệt độ 100∘C vào 50 g chất lỏng Y ở nhiệt độ 50∘C thì nhiệt độ của hỗn hợp là A. 70∘C B. 85∘C C. 60∘C D. 80∘C Câu 9: Chuyển động Brown là chuyển động xảy ra A. chỉ trong chất lỏng. B. trong chất lỏng và chất khí. C. chỉ trong chất khí. D. trong mọi thể của chất.
Câu 10: Một khối khí lí tưởng có khối lượng xác định biến đổi trạng thái với áp suất p và thể tích V có hệ thức pV 1 2 = hằng số. Ở hai trạng thái (1) và (2), mối quan hệ hai thể tích V2 = 2V1. Tỉ số nhiệt độ tuyệt đối T2 T1 ở hai trạng thái là A. 1 2 . B. 2. C. 1 √2 . D. √2. Câu 11: Hai bình cách nhiệt A và B chứa hỗn hợp nước và nước đá như hình vẽ. Mối quan hệ về nhiệt độ của hỗn hợp chứa trong hai bình chứa là A. tA < tB. B. tA = 5tB. C. tA = tB. D. tA > tB. Câu 12: Một khối khí lí tưởng biến đổi trạng thái được biểu diễn trong đồ thị thể tích V và nhiệt độ T như hình bên. Phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình biến đổi trạng thái? A. Quá trình A → B là quá trình nén đẳng áp. B. Quá trình C → D là quá trình giãn đẳng áp. C. Quá trình B → C là quá trình làm lạnh đẳng tích. D. Quá trình D → A là quá trình nung nóng đẳng áp. Câu 13: Một khối khí nhận nhiệt lượng Q và thực hiện một công A tác dụng lên vật khác. Theo định luật I nhiệt động lực học ΔU = A + Q thì giá trị các đại lượng có dấu là A. Q > 0 và A > 0. B. Q < 0 và A > 0. C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0. Câu 14: Bình chứa khí nén áp suất cao là bình chứa khí nén áp suất từ 25 bar đến 40 bar nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành nghề chuyên biệt. Kí hiệu bình chứa khí nén áp suất cao là A. B. C. D. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 15 và Câu 16: Khi hạt có khối lượng m mang điện tích q chuyển động vào vùng từ trường đều với vận tốc v⃗ 0 theo phương vuông góc với cảm ứng từ B⃗ thì lực từ tác dụng lên hạt có độ lớn F = |q|v0B. Bỏ qua tác dụng của trọng lực và lực cản, quỹ đạo của hạt có dạng là đường tròn. Ứng dụng được sử dụng trong khối phổ kế Brainbridge như hình vẽ để xác định khối lượng của chất trong mẫu. Câu 15: Bán kính quỹ đạo tròn của hạt mang điện được tính theo công thức nào sau đây? A. r = mv0 3 |q|B . B. r = mv0 |q|B . C. r = |q|mv0 B . D. r = mv0 2 |q|B . Câu 16: Các ion 96X ∗ và 197Au∗ của mẫu chất được bắn vào vùng từ trường đều của khối phổ kế cùng vận tốc v⃗ 0. Các ion 96X ∗ và 197Au∗ đập vào bộ phận nhận cách vị trí bay vào lần lượt là d1 = 19,81 cm và d2 = 40,00 cm. Biết khối lượng của ion 197Au∗ là 3, 27.10−25 kg. Khối lượng ion 96X ∗ xác định từ thực nghiệm là A. 1,59. 10−25 kg. B. 1, 62.10−25 kg. C. 1, 74.10−25 kg. D. 0,86. 10−25 kg. Câu 17: Nhiệt nóng chảy riêng của chì là 25 kJ/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn 10 kg chì ở nhiệt độ nóng chảy là A. 2,5 kJ. B. 2,5MJ. C. 25 kJ. D. 0,25MJ.

Câu 4: Ba xi-lanh hình trụ giống hệt nhau chứa khí lí tưởng được bịt kín bằng các pit-tông giống hệt nhau có khối lượng. Pit-tông có thể chuyển động không ma sát dọc theo thành xi-lanh. Xi-lanh A chứa trí nitrogen (có khối lượng mol là 28 g/mol); xi-lanh B và C chứa khí hydrogen (có khối lượng mol là 2 g/mol). Xi-lanh A và B ở trạng thái cân bằng nhiệt với nhiệt độ phòng là 20∘C. Xi-lanh C được giữ ở 80∘C. Ở trạng thái cân bằng, các pit-tông ở xi-lanh B và C có cùng độ cao và đang thấp hơn pit-tông ở xi-lanh A (như hình vẽ). a) Áp suất của khí trong ba xi-lanh là như nhau. b) Khối lượng của khí trong xi-lanh B nhỏ hơn khối lượng khí trong xi-lanh C c) Số phân tử khí trong xi-lanh A lớn hơn số phân tử khí trong xi-lanh B d) Đặt vms = √v 2 với v 2 là trung bình của bình phương tốc độ phân tử. Mối quan hệ về giá trị vms của phân tử trong ba xi-lanh là vms(C) > vms(B) > vms(A) . PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2: Một khối khí lí tưởng thực hiện các quá trình biến đổi trạng thái như hình bên. Biết ở trạng thái (1) khối khí chiếm thể tích 1,2 lít. Câu 1: Thể tích của khối khí ở trạng thái (3) là bao nhiêu lít? Câu 2: Lấy 1 atm = 1,013.105 Pa. Công của chất khí thực hiện ở quá trình (2) → (3) có độ lớn bằng bao nhiêu jun (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)? Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Khi cho hai dòng điện thẳng đặt gần nhau thì chúng tương tác từ. Một dòng điện thẳng có cường độ dòng điện I1 = 10 A đặt trong không khí. Dòng điện thẳng thứ hai có cường độ dòng điện I2 đặt song song và cách dòng điện thứ nhất một khoảng r = 4 cm. Biết độ lớn cảm ứng từ B do dòng điện thẳng dài có cường độ I(A) gây ra cách nó một đoạn r(m) được tính theo công thức B = 2. 10−7 . I r . Câu 3: Cảm ứng từ do dòng điện thứ nhất gây ra tại dòng điện thứ hai là x. 10−6 T. Tìm x. Câu 4: Độ lớn của lực từ do dòng điện thứ hai (I2 ) tác dụng lên mỗi mét chiều dài của dòng điện thứ nhất (I1 ) là 0,25. 10−3 N. Cường độ dòng điện I2 bằng bao nhiêu ampe? Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6: Chu trình Otto đặt theo tên của Nikolaus Otto (1832-1891, người Đức), được coi là người đầu tiên tạo ra động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu dầu mỏ hoạt động theo chu trình bốn kì. Một xe ô tô sử dụng xăng hoạt động theo chu trình Otto với hiệu suất động cơ là 33%. Trong một giờ, động cơ thực hiện công là 2, 11.108 J. Biết mỗi kg xăng khi cháy tỏa nhiệt lượng là 4, 3.107 J. Khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3 . Câu 5: Nhiệt lượng cung cấp cho động cơ trong một giờ là x. 108 J. Tìm x (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Câu 6: Số lít xăng sử dụng trong một giờ động cơ hoạt động là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.