PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 01. Đề thi thử TN THPT Sinh Học 2024 - THPT Đội Cấn lần 1.docx


(1). Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN polimeraza có thể bám vào và khởi động quá trình phiên mã. (2). Do gen điều hòa (R) đột biến nên không tạo được protein ức chế. (3). Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với protein ức chế. (4). Do gen cấu trúc (Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện của gen. Những giải thích đúng là A. (2), (3) và (4). B. (2) và (3). C. (2) và (4). D. (1), (2) và (3). Câu 5: Đột biến gen là gì? A. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit. B. Là sự biến đổi xảy ra trong phân tử ADN liên quan đến một hoặc một số cặp NST. C. Là sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử NST. D. Là sự biến đổi kiểu hình thích nghi với môi trường. Câu 6: Nồng độ Ca 2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca 2+ bằng cách nào? A. Thẩm thấu. B. Hấp thụ chủ động. C. Khuếch tán. D. Hấp thụ thụ động. Câu 7: Một loài thực vật có bốn cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ nhiễm sắc thể sau đây, có bao nhiêu thể ba? I. AaaBbDdEe II. AbbDdEe III. AaBBbDdEe IV. AaBbDdEe A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 8: Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? A. Châu chấu. B. Rắn. C. Giun đất. D. Cá. Câu 9: Ở sinh vật nhân thực bộ ba 5’ AUG 3’ chỉ mã hóa cho axit amin Methionin, điều này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính thoái hóa. B. Mã di truyền là mã bộ ba. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền có tính đặc hiệu. Câu 10: Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng quang hợp là? A. lục lạp. B. riboxom. C. bộ máy Gongi. D. ti thể. Câu 11: Một quần thể thực vật có alen A bị đột biến thành alen a, alen B bị đột biến thành alen b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? A. AABb và AaBb. B. AABB và AABb. C. aaBb và Aabb. D. AaBb và AABb. Câu 12: Trong vòng tuần hoàn nhỏ của hệ tuần hoàn kép, máu theo tĩnh mạch phổi trở về tim là
máu A. giàu CO 2 . B. giàu O 2 . C. nghèo dinh dưỡng. D. nghèo O 2 . Câu 13: Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở tất cả các loài, hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển O 2 và CO 2 . B. Tim có tính tự động là do hệ dẫn truyền tim. C. Nhịp tim của trẻ em thường thấp hơn người bình thường. D. Ở hệ tuần hoàn của lưỡng cư, áp lực máu ở động mạch đi nuôi cơ thể thấp. Câu 14: Nhà khoa học nào sau đây đưa ra giả thuyết cho nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau? A. K. Coren. B. G.J. Menđen. C. Jacop. D. T.H. Moocgan. Câu 15: Trong tế bào, phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom? A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN. Câu 16: Tác hại của đột biến thay thế cặp nucleotit có thể được giảm bớt nhờ vào đặc tính nào của mã di truyền? A. Tính đặc trưng. B. Tính phổ biến. C. Tính thoái hóa. D. Là mã bộ ba. Câu 17: Trong cơ chế điều hòa hoạt động Operon Lac của vi khuẩn E.coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và phiên mã 20 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Gen điều hòa phiên mã 20 lần. B. Gen điều hòa nhân đôi 2 lần. C. Gen Y phiên mã 20 lần. D. Gen A phiên mã 10 lần. Câu 18: Khi nói về quá trình quang hợp, phát biểu nào sau đây đúng? A. Pha tối của quang hợp không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. B. Quá trình quang hợp xảy ra ở tất cả các tế bào của cây xanh. C. Quang hợp là một quá trình phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ dưới tác dụng của ánh sáng. D. Quá trình quang hợp ở cây luôn có pha sáng và pha tối. Câu 19: Thể dị bội (thể lệch bội) là thể có A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi. B. số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi. C. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến.
D. một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc. Câu 20: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 16, một loài thực vật khác có bộ NST 2n = 18. Thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là A. 18 B. 17 C. 34 D. 36 Câu 21: Hai cặp gen (A, a) và (B, b) phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. Cách viết kiểu gen nào sau đây đúng? A. aABb. B. AB/ab. C. AaBb. D. ABab. Câu 22: Theo lí thuyết, phép lai cho đời con có 50% kiểu gen đồng hợp tử trội là? A. AA × AA. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. Aa × AA. Câu 23: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế di truyền phân tử được mô tả ở Hình 2? A. Quá trình này dựa trên nguyên tắc bổ sung. B. ARN polimeraza vừa tổng hợp mạch mới vừa tháo xoắn. C. Có sử dụng nucleotit loại Timin tự do của môi trường. D. Hình 2 thể hiện quá trình phiên mã. Câu 24: Ở một loài côn trùng, gen A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 3 alen. Tiến hành 2 phép lai: Phép lai 1: đỏ × đỏ → F1: 75% đỏ : 25% nâu Phép lai 2: vàng × nâu → F1: 100% vàng. Kết luận về thứ tự các alen từ lặn đến trội là: A. đỏ → nâu → vàng. B. nâu → đỏ → vàng. C. nâu → vàng → đỏ. D. vàng → nâu → đỏ. Câu 25: Ở sinh vật nhân thực, cấu trúc được tạo ra từ sự liên kết giữa phân tử ADN và protein histon được gọi là? A. gen. B. mARN. C. nhiễm sắc thể. D. tARN. Câu 26: Theo mô hình operon Lac, vì sao protein ức chế bị mất tác dụng?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.