Nội dung text CHƯƠNG 7. NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN - (Bản Học Sinh).docx
1 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 10 CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN Học sinh: …………………………………………………………….……………. Lớp: ………………. Trường .……………………………………………………. Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST Đề cập điều chế Cl 2 trong PTN và trong CN. Không đề cập Không đề cập Đề cập đến ứng dụng của halogen. Không đề cập Đề cập đến muối ăn Không đề cập MỚI MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý
3 ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Hãy trả lời các câu hỏi sau: (a) Xác định số oxi hóa của F, Cl trong các chất sau: NaF, F 2 , HF, KCl, HCl, HClO, NaClO, KClO 3 . KIẾN THỨC CẦN NHỚ - Từ F 2 đến I 2 trạng thái chuyển từ khí → lỏng → rắn, màu sắc đậm dần, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần. I 2 có khả năng thăng hoa (chuyển từ rắn sang khí không qua trạng thái lỏng). - Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng dần từ F 2 đến I 2 là do khối lượng phân tử tăng, tương tác Van der Waals giữa các phân tử tăng. - Ở điều kiện thường, các halogen ít tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ như ancohol, benzene. Các đơn chất F 2 , Cl 2 , Br 2 có độc tính cao. II. Tính chất hóa học - Các halogen đều có tính oxi hóa. Tính oxi hóa giảm dần: F 2 → Cl 2 → Br 2 → I 2 Tác dụng với kim loại: + Với F 2 , Cl 2 , Br 2 Muối (KL có hóa trị cao) + Với I 2 Muối (KL có hóa trị thấp) Tác dụng với H 2 . H 2 + F 2 → 2HF H 2 + Cl 2 2HCl H 2 + Br 2 2HBr H 2 + I 2 2HI Bóng tối Ánh sáng Nhiệt độ cao Nhiệt độ cao, xúc tác ⇒ Khả năng phản ứng với H 2 của các halogen giảm dần từ F 2 đến I 2 . Tác dụng với nước - F 2 phản ứng mãnh liệt với nước: 2F 2 + 2H 2 O → 4HF + O 2 ↑ - Cl 2 , Br 2 , I 2 phản ứng chậm với nước mức độ giảm dần từ Cl 2 đến I 2 . Cl 2 + H 2 O HCl + HClO (hydrochloric acid) (hypochlorous acid) HClO sinh ra có tính oxi hóa mạnh nên chlorine trong nước có khả năng diệt khuẩn, tẩy màu dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Tác dụng với dung dịch kiềm (pư tự oxi hóa – khử) - Ở điều kiện thường: Cl 2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O Dung dịch hỗn hợp NaCl, NaClO (sodium hypochlorite) được gọi là nước Javel có tính oxi hóa mạnh được dùng làm chất tẩy màu và sát trùng. 2Cl 2 + 2Ca(OH) 2 → CaCl 2 + Ca(ClO) 2 + 2H 2 O Hay Cl 2 + Ca(OH) 2 → CaOCl 2 + H 2 O CaOCl 2 (calcium oxychloride) có tính oxi hóa mạnh được dùng làm chất tẩy màu và sát trùng. - Khi đun nóng: 3Cl 2 + 6KOH 5KCl + KClO 3 + 3H 2 O Potassium chlorate (KClO 3 ) là chất oxi hóa mạnh dùng để chế tạo thuốc nổ, đầu que diêm, … - Phản ứng xảy ra tương tự khi thay Cl 2 bằng Br 2 . Tác dụng với muối halide - Trừ F 2 , halogen mạnh hơn đẩy halogen yếu ra khỏi dung dịch muối. Cl 2 + 2NaBr → 2NaCl + Br 2 (dung dịch chuyển sang vàng nâu) Cl 2 + 2NaI → 2NaCl + I 2 (xuất hiện chất rắn màu tím) Phản của iodine với hồ tinh bột (tính chất riêng của iodine) - Iodine có khả năng tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất màu xanh đặc trưng ⇒ Phản ứng dùng để nhận biết iodine. III. Điều chế chlorine - Trong PTN: Cho HCl đặc tác dụng với MnO 2 t o , KMnO 4 , KClO 3 , … MnO 2 + 4HCl đặc MnO 2 + Cl 2 + 2H 2 O 2KMnO 4 + 16HCl đặc → 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O - Trong CN: Điện phân dung dịch NaCl: 2NaCl + 2H 2 O 2NaOH + H 2 ↑ + Cl 2 ↑