PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 11. ĐỀ VIP 11 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN VẬT LÝ 2025 - P4.Image.Marked.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ 11 – P4 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: ....................................................... Cho biết:  = 3,14; T (K) = t (0C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); NA = 6,02.1023 hạt/mol. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cồn y tế chuyển từ thể lỏng sang thể khí rất nhanh ở điều kiện thông thường. Khi xoa cồn vào da ta cảm thấy lạnh ở vùng da đó vì A. cồn thu nhiệt lượng từ cơ thể qua chỗ da đó để bay hơi. B. cồn khi bay hơi toả nhiệt lượng vào chỗ da đó. C. cồn khi bay hơi kéo theo lượng nước chỗ da đó ra khỏi cơ thể. D. cồn khi bay hơi tạo ra dòng nước mát tại chỗ da đó. Câu 2. Cho các phát biểu sau: a) Một chất lỏng ở bất kì nhiệt độ nào cũng chứa những phân tử có động năng đủ lớn để thắng lực hút của các phân tử xung quanh, thoát ra khỏi mặt thoáng chất lỏng. b) Muốn thành hơi, các phân tử phải sinh công để thắng lực hút giữa các phân tử còn lại có xu hướng kéo chúng trở lại chất lỏng. c) Hiện tượng các phân tử chất lỏng thoát ra khỏi chất lỏng, tạo thành hơi được gọi là sự ngưng tụ. d) Đồng thời với sự bay hơi còn xảy ra hiện tượng ngưng tụ, một số phân tử hơi ở gần mặt thoáng đi ngược trở lại vào trong lòng chất lỏng. e) Khác với sự bay hơi, sự sôi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi chỉ xảy ra bên trong lòng chất lỏng. Số phát biểu đúng là A. 2. C. 3. B. 4. D. 5. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá. Các bạn bố trí thí nghiệm như hình bên và tiến hành thí nghiệm qua các bước sau: Bước 1 - Cho nước đá vào nhiệt lượng kế và hứng nước chảy ra bằng một chiếc cốc. - Sau khi nước chảy vào cốc khoảng một phút, cho nước chảy vào cốc (ở trên cân) trong thời gian t (phút), xác định khối lượng m1 của nước trong cốc này. Bước 2 - Bật biến áp nguồn. - Đọc số chỉ P của oát kế. - Cho nước chảy thêm vào cốc trong thời gian t. Xác định khối lượng m2 của nước trong cốc lúc này. Kết quả thí nghiệm được nhóm ghi lại ở bảng sau:
Đại lượng Kết quả đo Khối lượng m1 (kg) 5.103 Khối lượng m2 (kg) 19,6.103 Thời gian đun t (s) 130 Công suất P (W) 24 Xem điều kiện môi trường (nhiệt độ, áp suất, ...) không đổi trong suốt thời gian làm thí nghiệm và điện năng tiêu thụ chuyển hóa hoàn toàn thành nhiệt lượng cung cấp cho nước đá. Bỏ qua sự bay hơi của nước. Câu 3. Khối lượng nước đá tan do nhận nhiệt lượng từ dây nung là A. 24,6.103 kg. B. 19,6.103 kg. C. 14,6.103 kg. D. 9,6.103 kg. Câu 4. Nhiệt hóa hơi riêng của nước đá thu được từ thí nghiệm trên là A. 126 829 J/kg. B. 325 000 J/kg. C. 320 000 J/kg. D. 213 698 J/kg. Câu 5. Hai bình thủy tinh X và Y cùng chứa khí helium. Áp suất khối khí ở bình X gấp ba lần áp suất khối khí ở bình Y. Dung tích của bình Y gấp ba lần dung tích của bình X. Khi nhiệt độ khối khí trong hai bình bằng nhau thì A. số nguyên tử ở bình X nhiều hơn số nguyên tử ở bình Y. B. số nguyên tử ở bình Y nhiều hơn số nguyên tử ở bình X. C. số nguyên tử ở hai bình bằng nhau. D. mật độ nguyên tử ở hai bình như nhau. Câu 6. Một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh chứa lượng nước như nhau. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của nước với cốc và môi trường. Rót một nửa lượng nước trong cốc nước nóng vào cốc nước lạnh, khi xảy ra cân bằng nhiệt thì nhiệt độ cốc nước lạnh tăng thêm 17,5 0C. Tiếp tục rót một nửa của lượng nước còn lại trong cốc nước nóng vào cốc nước lạnh, khi xảy ra cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của cốc nước lạnh tiếp tục tăng thêm A. 8 0C. B. 7 0C. C. 6 0C. D. 5 0C. Câu 7. Quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng được biểu diễn trong hệ tọa độ (p,V) bằng một đoạn thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ như hình vẽ. Trong quá trình đó, nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí A. tỉ lệ thuận với bình phương thể tích khí. B. luôn luôn tăng. C. tỉ lệ nghịch với bình phương thể tích khí. D. luôn luôn giảm. Câu 8. Một bình kín có thể tích không đổi, chứa 0,1 mol khí lí tưởng ở áp suất p1 = 2 atm ( 1 atm = 101325 Pa), nhiệt độ t1 = 27 °C. Làm nóng khối khí đến nhiệt độ t2 = 57 °C. Khi đó, thể tích và áp suất của khối khí lần lượt là A. 1,23 lít và 2,2 atm. B. 1,23 m3 và 1,8 Pa. C. 11,2 lít và 1,8 atm. D. 0,125 m3 và 1,8 Pa. Câu 9. Chọn khẳng định đúng về phản ứng phân hạch hạt nhân. A. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt sản phẩm sau phân hạch luôn bằng tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phân hạch.
B. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt sản phẩm sau phân hạch luôn lớn hơn tổng khối lượng nghỉ của các hạt trước phân hạch. C. Tổng số proton của các hạt sau phân hạch luôn bằng tổng số proton của các hạt trước phân hạch. D. Tổng số nucleon của các hạt sau phân hạch luôn bằng tổng số nucleon của các hạt trước phân hạch. Câu 10. Cho các phát biểu sau đây: (1) Từ trường có thể tác dụng lực từ lên các điện tích đứng yên đặt trong nó. (2) Từ trường có khả năng tác dụng lực từ lên dòng điện đặt trong nó. (3) Từ trường có khả năng tác dụng lực từ lên nam châm đặt trong nó. (4) Đường sức từ luôn là những đường cong khép kín. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11. Một lượng chất phóng xạ ban đầu có khối lượng m0 . Sau 5 chu kỳ bán rã liên tiếp, khối lượng chất phóng xạ còn lại là A. m0 5 . B. m0 25. C. m0 32. D. m0 50. Câu 12. Một khung dây hình chữ nhật được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và chiều của dòng điện chạy trong khung dây được biểu diễn như hình vẽ bên. Ban đầu sử dụng khung dây có kích thước là 100 mm  80 mm (chiều rộng khung dây nằm ngang – đoạn AD). Nếu thay khung dây ban đầu thành một khung dây khác có kích thước là 100 mm  40 mm (chiều rộng khung dây luôn nằm ngang – đoạn A’D’) nhưng vẫn giữ nguyên góc hợp bởi mặt phẳng khung dây và các đường sức từ, giữ nguyên cường độ dòng điện qua khung dây và nam châm điện thì nhận định nào sau đây về lực từ do từ trường tác dụng lên đoạn A’D’ của khung dây là đúng? A. Không đổi chiều và độ lớn tăng 2 lần. B. Không đổi chiều và độ lớn giảm 2 lần. C. Đổi chiều và độ lớn giảm 4 lần. D. Đổi chiều và độ lớn tăng 4 lần. Câu 13. Dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ có điện trở thuần 10 Ω, có cường độ dòng điện cực đại là 0,1 2 A. Khi đó, công suất tỏa nhiệt của đoạn mạch là A. 0,1 W. B. 1,0 W. C. 0,5 W. D. 2 W. Câu 14. Một máy phát điện xoay chiều có rôto là nam châm vĩnh cửu có tốc độ quay thay đổi được, cuộn dây được đặt trên stato. Dùng tần số kế điện tử để đo tần số f (vòng/s) của rôto và vôn kế đo suất điện động E (V) ở hai đầu cuộn dây. Kết quả đo f và E được biểu diễn bằng đồ thị như hình bên dưới. Nếu chấp nhận sai số dưới 10% thì mối liên hệ giữa suất điện động E (mV) ở hai đầu cuộn dây và tần số f (vòng/s) của rôto là A. E = 0,027f. B. E = 2,2f. C. E = 0,05f. D. E = 30f.
Câu 15. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường thì nhận định nào sau đây là đúng? A. Vector cường độ điện trường và vector cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn. B. Tại mỗi điểm trong không gian, điện trường và từ trường luôn dao động ngược pha. C. Tại mỗi điểm trong không gian, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau π 2 . D. Điện trường và từ trường biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng chu kì. Câu 16. Số hạt không mang điện tích trong nguyên tử silver 107 47 Ag là A. 47. B. 60. C. 107. D. 154. Câu 17. Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức u = 220 2 cos(100πt) (V) vào một đoạn mạch chứa các linh kiện điện tử. Khi đó, biểu thức cường độ dòng điện chạy trong mạch là i = ―5cos(100πt ― 3π 2 )(A). Nhận định nào sau đây đúng? A. Pha ban đầu của cường độ dòng điện là ― 3π 2 . B. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn cường độ dòng điện trong mạch một góc 3π 2 . C. Tần số của dòng điện là 50 Hz. D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 5 A. Câu 18. Một vòng dây dẫn phẳng hình tròn có diện tích S = 60 cm2 được đặt trong một từ trường đều có B = 0,2 T. Trong 0,5 s vòng dây quay đều được một góc 60° như hình bên. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong vòng dây là A. 12.103 V. B. 1,2.103 V. C. 2,2.103 V. D. 22.103 V. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một bình cách nhiệt chứa 500 g nước ở nhiệt độ t0 = 25 °C. Người ta lần lượt thả vào bình này những quả cầu sắt giống nhau đã được đốt nóng đến 200 °C. Sau khi thả quả cầu thứ nhất thì nhiệt độ của nước trong bình khi xảy ra cân bằng nhiệt là t1 = 29 °C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình và môi trường, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giả thiết nước không bị tràn ra ngoài và lượng nước bị rút vào quả cầu sắt không đáng kể. Cho nhiệt dung riêng của sắt và nước lần lượt là 460 J/(kg.K) và 4 200 J/(kg.K); nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.105 J/kg. a) Khối lượng của mỗi quả cầu sắt xấp xỉ bằng 0,1 kg. b) Nếu tiếp tục thả thêm 4 quả cầu sắt nữa thì nhiệt độ của nước khi xảy ra cân bằng nhiệt xấp xỉ bằng 43 C. c) Để nhiệt độ của nước đạt 58 C khi xảy ra cân bằng nhiệt thì cần thả thêm vào bình 10 quả cầu sắt nữa. d) Sau đó, người ta muốn giảm nhiệt độ của nước trong bình xuống còn 40 C nên người ta đã thả tiếp vào bình 200 g nước đá ở 0 C (không lấy quả cầu sắt ra). Câu 2. Bệnh giảm áp là một trong những bệnh nghề nghiệp của thợ lặn, có tỉ lệ gây tử vong và mất sức lao động cao.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.