PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN II - CÂU HỎI ĐÚNG SAI - MÔI TRƯỜNG VÀ NHÂN TỐ SINH THÁI - HS.docx

MÔI TRƯỜNG VÀ NHÂN TỐ SINH THÁI PHẦN II: CÂU HỎI ĐÚNG SAI Câu 1. Hình dưới đây mô tả mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể của thú mỏ vịt (Ornithorhynchus anatinus) và cá hồi nâu (Salmo trutta morpha fario ). Nhận định nào sau đây đúng hay sai? a. Cá hồi nâu là động vật biến nhiệt. b. Thú mỏ vịt là động vật hằng nhiệt. c.Trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi mạnh thú mỏ vịt dễ bị ảnh hưởng hơn. d. Nếu nhiệt độ môi trường tiếp tục tăng cao trên 40°C, chỉ có thú mỏ vịt sinh trưởng và phát triển bình thường. Câu 2. Những nội dung sau đây là đúng hay sai khi nói về tác động của các nhân tố sinh thái lên sinh vật? a. Các loài sinh vật phản ứng giống nhau đối với nhiệt độ môi trường. b. Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt. c. Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng. d. Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt. Câu 3. Khi nói về sự tác động qua lại giữa môi trường và sinh vật, các nhận định dưới đây là đúng hay sai? a. Các loài sinh vật phản ứng giống nhau trước nhiệt độ môi trường. b. Chỉ có động vật mới nhạy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì ít phản ứng với nhiệt độ. c. Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt. d. Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt. Câu 4. Các kết luận sau đây về vai trò của việc nghiên cứu giới hạn sinh thái là đúng hay sai? a. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái. b. Mỗi loài có giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Do vậy trong công tác nuôi trồng, ta cần phải bận tâm đến khu phân bố. c. Khi biết được giới hạn sinh thái từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái, ta phân bố chúng một cách hợp lí. Điều này còn có ý nghĩa trong tác di nhập vật nuôi, cây trồng. d. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết. Câu 5. Quan sát hình, và hãy cho biết nhận định nào sau đây đúng hay sai?
a. (b) là môi trường trên đất gồm các loài động vật sinh sống như giun, dế. b. (c)là môi trường dưới nước với các loài sinh vật thuỷ sinh sinh sống. c. Các loài sinh vật khác nhau sinh sống ở các loại môi trường, gồm 4 loại môi trường: môi trường dưới nước (c), môi trường trên cạn (a,d), môi trường trong đất (d) và môi trường sinh vật. d. Cá tuyết, cá mập sống ở biển, giun đũa sống trong ruột non của người, xương rồng sống ở xa mạc, vi khuẩn Clostridium sống trong đất... Câu 6. Xét các yếu tố sau: (1). Ánh sáng. (2). Nhiệt độ.(3). Sự tác động giữa sinh vật và môi trường.. (4). Lượng mưa.(5). Độ ẩm.(6). Con người. (7). Dinh dưỡng khoáng Phát biểu nào sau đây đúng hay sai khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật? a. Các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật. b. Có 2 yếu tố thuộc nhân tố hữu sinh ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. c. Có 6 yếu tố thuộc nhân tố vô sinh ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. d. Nhóm cây ưu sáng (Bạch đàn, lúa, ngô,…) phân bố tầng trên của tán rừng, nhóm cây ưa bóng (phong lan, vạn niên thanh, …) phân bố nơi ánh sáng yếu hoặc dưới bóng tán cây khác. Câu 7. Biểu đồ sau mô tả về giới hạn sinh thái của 2 loài côn trùng có họ hàng gần nhau nhưng có khu vực phân bố khác nhau. Trong đồ thị, CT min  – CT max  – T opt  lần lượt là nhiệt độ tối thiểu – nhiệt độ tối đa – nhiệt độ tối ưu. Nhận định nào sau đây đúng hay sai? a. Côn trùng ôn đới rộng nhiệt hơn côn trùng nhiệt đới. b. Nhiệt độ tối thiểu của côn trùng ôn đới thấp hơn nhiệt độ tối ưu của côn trùng nhiệt đới khoảng 10 O C.
c. Nếu cùng nuôi ở nhiệt độ 30 O C, côn trùng nhiệt đới có tỉ lệ sống sót cao hơn côn trùng ôn đới. d. Nếu sự biến đổi khí hậu tiếp tục tiếp diễn theo hướng tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất, côn trùng nhiệt đới sẽ thích nghi tốt hơn côn trùng ôn đới. Câu 8. Nhận định nào sau đây đúng hay sai khi nói về ảnh hưởng của yếu tố ánh ánh sáng đến đời sống sinh vật? a. Ánh sáng phân bố không đồng đều trên bề mặt của Trái đất, thay đổi tuỳ theo vị trí địa lí. b. Đối với thực vật, ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của thực vật, độ dài ngày và đêm ảnh hưởng đến sự phát triển ở thực vật. c. Đối với động vật, ánh sáng giúp chúng có khả năng định hướng trong không gian, ảnh hưởng đến tập tính và cấu tạo của động vật. d. Các loài động vật hoạt động vào ban ngày (ong, thằn lằn,...) có cơ quan tiếp nhận ánh sáng phát triển; động vật hoạt động về đêm hoặc nơi thiếu ánh sáng có cơ quan thị giác rất phát triển (cú lợn, gấu mèo,…). Câu 9. Hình ảnh trên thể hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ và mức độ thích nghi, cũng như thời gian phát triển phôi ở các giai đoạn khác nhau ở loài châu chấu M. Sanguinipes. Nhận định nào sau đây đúng hay sai? a.Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của M. sanguinipes là bao nhiêu nằm trong khoảng 30–40°C, tại đó mức độ đạt giá trị cao nhất. b.Khi nhiệt độ vượt ngưỡng 40°C mức độ thích nghi giảm đáng kể. c.Loài M. sanguinipes thích nghi tốt với vùng ôn đới mát, nhưng khả năng chịu nhiệt độ cực đoan của loài này hạn chế. d.Tăng tốc ở giai đoạn cuối giúp phôi của loài M. sanguinipes nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nhộng hoặc trưởng thành, đặc biệt trong môi trường có điều kiện ôn hòa để tránh được sự khắc nghiệt của thời tiết. Câu 10. Hình dưới cho thấy sự phân bố của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới. Nhận định nào sau đây là đúng hay sai?
a. Tầng trên của tán cây rừng là sự phân bố của nhóm cây ưa sáng (như bạch đàn, phi lao,…) có đặc điểm chịu được ánh sáng mạnh, phiến lá dày, mô giậu phát triển. b. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật: nhiều loài chim, côn trùng sống trên các tán cây cao; sóc, vượn sống leo trèo trên các cành cây; hổ, báo sống dưới mặt đất,… c. Sự phân bố của các loài sinh vật nói trên giúp tăng mức độ cạnh tranh giữa chúng về thức ăn, nơi ở, sinh sản và tận dụng được nguồn sống. d. Thực vật thích nghi khác nhau với các điều kiện chiếu sáng của môi trường, thể hiện qua đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí của chúng. Dựa vào đó con người có thể tăng năng suất cây trồng bằng các biện pháp kĩ thuật. Câu 11. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cây lúa (Oryza sativa) được mô tả như hình. Nhận định nào sau đây đúng hay sai về giới hạn sinh thái này? a. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cây lúa là 15-42 °C. b. Khi nhiệt độ trên 15 °C và dưới 42 °C, cây lúa không thể sinh trưởng và phát triển được. c. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây lúa khi nhiệt độ tăng từ 15 – 25 °C khác với khi nhiệt độ tăng từ 35 – 42°C. d. Nhiệt độ ngoài khoảng giới hạn sinh thái gây biến tính enzyme nên gây chết cho cây lúa. Câu 12. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ lên quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật được minh hoạ như hình bên. Nhận định nào sau đây đúng hay sai?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.