Nội dung text KTNC trắc nghiệm
1. Lý do chính của việc đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng đối với các biểu mẫu chứng từ như : đơn đặt hàng , chứng từ gửi hàng , hóa đơn bán hàng,... là để giúp công ty: a. Kiểm tra việc ghi sổ đúng kỳ của doanh thu bán hàng và nợ phải thu b. Xác định các nghiệp vụ ghi trên chứng từ thực sự xảy ra c. Kiểm tra sự liên tục của số thứ tự trên chứng từ để phát hiện các chứng từ bị mất và những nghiệp vụ không ghi sổ d. Kiểm tra tính hợp lệ của các nghiệp vụ đã ghi sổ 2. Kiểm toán viên được xem là không thận trọng đúng mức nếu: a. Thiếu giám sát các trợ lý kiểm toán trong quá trình kiểm toán. b. Không phát hiện ra tất cả các hành vi gian lận của khách hàng. c. Tư vấn không đúng cho khách hàng về những vấn đề đòi hỏi xét đoán. d. Chỉ thảo luận với khách hàng mà không trao đổi bằng văn bản. 3. Thủ tục nào dưới đây thường ít được kiểm toán viên chú trọng khi tiến hành kiểm toán hàng tồn kho: a. Điều tra xem liệu đơn vị có khai báo đầy đủ tất cả hàng tồn kho thuộc quyền sở hữu của mình. b. Xem xét việc trình bày và công bố hàng tồn kho có phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. c. Kiểm tra việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. d. Kiểm tra việc tính giá hàng tồn kho của đơn vị có phù hợp cuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 4. Thủ tục nào dưới đây nhằm thỏa mãn mục tiêu đánh giá và phân bổ đối với hàng tồn kho: a. Đối chiếu số lượng hàng tồn kho trên biên bản kiểm kê với số liệu trên sổ sách kế toán. b. Kiểm tra số tổng cộng trên bảng kê chi tiết hàng tồn kho và đối chiếu với sổ chi tiết, sổ cái. c. Xem xét liệu đơn vị có hàng tồn kho chậm luân chuyển, lỗi thời... d. So sánh đơn giá hàng tồn kho so với năm trước 5. Kiểm toán viên Hùng đang kiểm toán công ty X và biết răng: công ty X có các khoản đầu tư vào các công ty sau với tỷ lệ quyền biểu quyết được ghi trong ngoặc: A (55%), B (70%) và C (30%). Công ty A có một khoản đầu tư vào công ty M với tỷ lệ 40% quyền biểu quyết. Công ty C có một khoản đầu tư vào công ty N với tỷ lệ 60% quyền biểu quyết. Với các dữ liệu trên, các bên liên quan của X là: a. A, B và C. b. A, B, C và M. c. A, B, C, M và N. d. A và B. 6. Kiểm toán viên thường sử dụng bảng phân tích tuổi cả các khoản nợ phải thu vào ngày kết thúc năm tài chính để: a. Ước tính các khoản nợ khó đòi. b. Kiểm tra sự hiện hữu của các khoản nợ phải thu. c. Đánh giá kiểm soát nội bộ đối với việc bán hàng trả chậm. d. Câu A và B đúng. 7. Để ngăn ngừa tình trạng che dấu việc thiếu hụt tiền bằng cách xóa sổ không đúng các khoản nợ phải thu, đơn vị cần áp dụng thủ tục kiểm soát: a. Việc xóa sổ phải được phê chuẩn bởi bộ phận theo dõi nợ phải thu. b. Việc xóa sổ phải được phê chuẩn bởi một nhân viên có trách nhiệm sau khi xem xét đề nghị của một bộ phận tín dụng và các bằng chứng liên quan. c. Việc xóa sổ phải được phê chuẩn bởi bộ phận gửi hàng. d. Việc xóa sổ phải căn cứ vào bảng phân tích tuổi nợ quá hạn. 8. Thủ tục nào dưới đây kiểm toán viên thường sử dụng để phát hiện hàng tồn kho chậm luân chuyển: a. Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho. b. Phỏng vấn thủ kho. c. Tất cả các cách trên.
d. Kiểm tra sổ chi tiết hàng tồn kho. 9. Kiểm toán viên kiểm tra chi phí sửa chữa, bảo trì tài sản cố định để xem xét liệu có khoản nào đủ điều kiện vốn hóa nhưng đơn vị chưa ghi nhận tăng tài sản cố định không là nhằm thoả mãn mục tiêu kiểm toán: a. Sự đầy đủ của tài sản cố định và sự đầy đủ của chi phí sửa chữa, bảo trì. b. Sự hiện hữu của tài sản cố định và sự đầy đủ của chi phí sửa chữa, bảo trì. c. Sự đầy đủ của tài sản cố định và sự phát sinh của chi phí sửa chữa, bảo trì. d. Sự hiện hữu của tài sản cố định và sự phát sinh của chi phí sửa chữa, bảo trì. 10. Một lô hàng được bán sau ngày kết thúc niên độ nhưng trước ngày ký báo cáo tài chính với với giá thấp hơn giá trị ghi sổ và số tiền chênh lệch là trọng yếu: a. Là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán, tuy không cần điều chỉnh báo cáo tài chính nhưng phải công bố trong thuyết minh bóa cáo tài chính. b. Không phải là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán nên không cần điều chỉnh và không cần công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính. c. Cả ba câu trên đều sai. d. Là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán và cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính. 11. VSA 240 yêu cầu kiểm toán viên phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để có thể: a. Phát hiện tất cả các nhầm lẫn trên BCTC b. Tìm kiếm tất cả các sai sót có khả năng tồn tại trong BCTC c. Đảm bảo rằng tất cả các gian lận đều được phát hiện d. Đảm bảo hợp lý rằng các gian lận có thể dẫn đến sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC đều được phát hiện 12. Doanh nghiệp trích khấu hao thiếu đối với tài sản cố định sử dụng ở bộ phận bán hàng là 100 triệu đồng. Điều này ảnh hưởng đến báo cáo tài chính như sau: a. Chưa thể xác định được. b. Làm chi phí trong kỳ giảm 100 triệu đồng. c. Tổng tài sản tăng 100 triệu đồng. d. Câu a và b đều đúng. 13. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với hành vi không tuân thủ: a. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện hành vi không tuân thủ tại doanh nghiệp. b. Kiểm toán viên không chịu trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện hành vi không tuân thủ tại doanh nghiệp vì đây là trách nhiệm của Giám đốc đơn vị đưoc kiểm toán. c. Kiểm toán viên không chịu trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện hành vi không tuân thủ tại doanh nghiệp, tuy nhiên cần duy trì một thái độ thận trọng nghề nghiệp và phải chú ý đến các hành vi không tuân thủ có thể tạo sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. d. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm ngăn ngừa và phát hiện hành vi không tuân thủ tại doanh nghiệp và phải luôn duy trì một thái độ thận trọng nghề nghiệp về khả năng tồn tại những hành vi không tuân thủ tại đơn vị được kiểm toán. 14. Để phát hiện các nghiệp vụ mua hàng phát sinh trong niên độ này nhưng lại ghi vào niên độ sau, kiểm toán viên nên áp dụng thử nghiệm: a. Chọn mẫu các chứng từ nhập hàng trong kỳ, kiểm tra đến nhật ký mua hàng xem có được ghi nhận hay chưa. b. Chọn mẫu một số nghiệp vụ từ nhật ký mua hàng trong kỳ để đối chiếu với chứng từ gốc có liên quan nhằm xác định thời gian chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa. c. Kiểm tra các nghiệp vụ nhập hàng và trả tiền sau ngày kết thúc niên độ, đối chiếu ngày của chứng từ chuyển hàng với ngày ghi nhận vào sổ sách của hàng mua. d. Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho tại ngày kết thúc niên độ. 15. Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập, kể từ ngày ký báo cáo kiểm toán, hồ sơ kiểm toán phải được lưu trữ tối thiểu là: a. 10 năm
b. 5 năm. c. 15 năm d. 20 năm 16. Theo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, phát biểu nào sau đây là đúng về tính chính trực: a. Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. b. Kiểm toán viên phải công bằng, tôn trọng sự thật và không được thành kiến, thiên vị. c. Kiểm toán viên phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tín nghề nghiệp. d. Kiểm toán viên phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến rõ ràng. 17. Điều nào dưới đây không phải là những tình huống hoặc sự kiện làm tăng rủi ro có sai sót trọng yếu trên BCTC do gian lận: a. Đầu tư quá nhanh vào ngành nghề mới hoặc loại sản phẩm mới làm mất cân đối tài chính b. Thay đổi thường xuyên kế toán trưởng hoặc người có trách nhiệm của bộ phận kế toán và tài chính c. Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của đơn vị d. Doanh nghiệp có tiền lệ cố ý hạch toán tăng lợi nhuận nhằm khuếch trương hoạt động 18. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi kiểm toán tài sản cố định vô hình: a. Mục tiêu kiểm toán đánh giá thường là quan trọng nhất. b. Kiểm toán viên không thể thu thập các bằng chứng dạng vất chất về tài sản cố định vô hình. c. Nguyên giá của tài sản cố định vô hình là một ước tính kế toán. d. Khấu hao tài sản cố định vô hình là một ước tính kế toán. 19. Khi báo cáo kiểm toán không đề cập đến khả năng hoạt động liên tục thi điều đó: a. Có nghĩa là kiểm toán viên đảm bảo đơn vị được kiểm toán sẽ kinh doanh có hiệu quả. b. Không có nghĩa là kiểm toán viên đảm bảo về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán. c. Có nghĩa là kiểm toán viên đảm bảo về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán. d. Không có nghĩa là kiểm toán viên đã không xem xét sự phù hợp của giá định hoạt động liên tục mà đơn vị được kiểm toán đã sử dụng để lập và trình bày bảo cáo tài chính. 20. Tình huống nào dưới đây kiểm toán viên thường ít vận dụng nhất khái niệm trọng yếu: a. Xem xét bằng chứng kiểm toán có phù hợp với cơ sở dẫn liệu không? b. Xác định cỡ mẫu c. Xem xét có cần thiết phải đề nghị công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính về các thông tin đặc biệt hay các nghiệp vụ đặc biệt. d. Xem xét đề nghị điều chỉnh báo cáo tài chính đối với các sai sót phát hiện được qua các thủ tục kiểm toán. 21. Kiểm toán viên Tài đang kiểm toán báo cáo tài chính của công ty C cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200x. Sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước ngày hoàn thành kiểm toán, công ty C đã mua lại 10% số cổ phiếu của mình đang lưu hành. Kiểm toán viên Tài nên: a. Đưa thêm vào báo cáo kiểm toán một đoạn lưu ý người đọc báo cáo tài chính về sự kiện này. b. Đề nghị công ty C điều chỉnh lại báo cáo tài chính năm 200X để phản ánh sự kiện trên. c. Không cần thực hiện bất kỳ thủ tục kiểm toán nào. d. Đề nghị công ty C công bố vấn đề này trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 200X
22. Khi kiểm toán báo cáo tài chính, trong trường hợp nào dưới đây kiểm toán viên sẽ không bị xem là vi phạm đạo đức nghề nghiệp: a. Nhận quà tặng có giá trị lớn từ khách hàng. b. Chủ tịch hội đồng quản trị của khách hàng là mẹ ruột của kiểm toán viên . c. Nhận cung cấp dịch vụ lập tờ khai thuế cho khách hàng. d. Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực mà kiểm toán viên không có năng lực chuyên môn. 23. Trong thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán là nhằm: a. Phát hiện các sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. b. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. c. Đánh giá năng lực lãnh đạo của Ban Giám đốc. d. Phát hiện hành vi không tuân thủ pháp luật của đơn vị. 24. Khi kiểm tra khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, kiểm toán viên thường xem xét thời gian đến hạn của các khoản phải thu. Việc kiểm tra này nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm toán: a. Đầy đủ. b. Đánh giá và phân bổ. c. Hiện hữu và phát sinh. d. Quyền và nghĩa vụ. 25. Kiểm toán viên Tùng đã kiểm toán tài sản cố định cho khách hàng Phan Nam trong nhiều năm liền. Tuy Phan Nam có rất nhiều tài sản cố định nhưng hàng năm số lượng tài sản cố định đầu tư mới không có nhiều. Cách tiếp cận tốt nhất của Tùng khi kiểm toán tài sản cố định cho Phan Nam là thực hiện: a. Thử nghiệm chi tiết số dư. b. Tìm hiểu kiểm tra nội bộ rồi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đề mục giảm bớt các thử nghiệm cơ bản. c. Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản. d. Thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ. 26. Để có những hiểu biết tổng thể về các qui định pháp luật có liên quan đến đơn vị được kiểm toán , kiểm toán viên không áp dụng biện pháp nào trong các biện pháp dưới đây: a. Yêu cầu đơn vị cung cấp giải trình về các quy trình và thủ tục nội bộ liên quan đến việc tuân thủ pháp luật b. Thảo luận với các cơ quan chức năng có liên quan , chuyên gia tư vấn pháp luật và những cá nhân khác để hiểu biết thêm về pháp luật và các quy định liên quan đến hoạt động đơn vị c. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những hành vi không tuân thủ tại đơn vị d. Sử dụng những kiến thức hiện có liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của đơn vị 27. Để ngăn chặn việc biển thủ tiền thu được từ khách hàng, đơn vị nên áp dụng thủ tục kiểm soát nào dưới đây: a. Một nhân viên kiểm tra độc lập việc ghi nhận nghiệp vụ bán hàng trong sổ nhật ký thu tiền và đối chiếu với số tiền ghi trên bảng tổng hợp số tiền thu trong ngày. b. Việc xóa sổ những khoản nợ không thể thu hồi phải được phê chuẩn bởi một người có thẩm quyền ở bộ phận phê chuẩn việc bán chịu. c. Bộ phận giám sát phải so sánh đối chiếu tổng số tiền thu trong ngày với tổng số tiền trong sổ nhật ký thu tiền. d. Tách biệt giữa nhân viên thu tiền và nhân viên kế toán nợ phải thu. 28. Câu nào dưới đây diễn tả đúng nhất về trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập đối với gian lận trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính: a. Cà 3 câu trên đều đúng. b. Kiểm toán viên có trách nhiệm phát hiện mọi gian lận trên báo cáo tài chính. b) Kiểm toán viên có trách nhiệm phát hiện mọi gian lận có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình kinh doanh, kiểm soát nội bộ và báo cáo tài chính.