Nội dung text 04. Sở GD&ĐT Ninh Bình (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử).docx
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút I. PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới? A. Góp phần làm đảo lộn và đưa tới thất bại chiến lược toàn cầu của Mỹ. B. Cổ vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh tự giải phóng. C. Làm tan rã hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. D. Xây dựng vững chắc thành trì của phong trào giải phóng dân tộc. Câu 2: Từ ngày 25 - 4 - 1945 đến ngày 26 - 6 - 1945, Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phran-xixcô (Mỹ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước đã thông qua văn kiện nào sau đây? A. Tuyên ngôn Liên hợp quốc. B. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. C. Hiến chương Liên hợp quốc. D. Hiệp ước hoà bình Xan Phran-xi-xcô. Câu 3: Trong xu thế đa cực, trung tâm quyền lực nào đã vươn lên mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (từ năm 2010)? A. Liên bang Nga. B. Trung Quốc. C. Nhật Bản. D. Ấn Độ. Câu 4: Trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI, nhân tố nào sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trong cục diện thế giới? A. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu. B. Cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô. C. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật. D. Mỹ khống chế và chi phối Trung Quốc, Tây Âu. Câu 5: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), cuộc chiến đấu của nhân dân Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch chiến tranh nào của thực dân Pháp?
A. “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh chớp nhoáng”. C. “Chinh phục từng gói nhỏ”. D. “Đánh nhanh, thắng nhanh”. Câu 6: Trong công cuộc cải cách, mở cửa (từ tháng 12 - 1978), Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây? A. Nước khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai. B. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất. C. Là quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ. D. Trở thành nước có nền nông nghiệp phát triển nhất trên toàn thế giới. Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện khách quan thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nổ ra và giành thắng lợi? A. Hồng quân Liên Xô tấn công đội quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc. B. Đảng Cộng sản Đông Dương đã chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp đấu tranh. C. Quân Đồng minh dồn dập tấn công quân đội Nhật Bản ở châu Á - Thái Bình Dương. D. Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki của Nhật Bản. Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là thách thức đối với Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh hiện nay? A. Sự đa dạng của các nước thành viên về chế độ chính trị, tôn giáo. B. Thách thức an ninh đến từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. C. Thay đổi cấu trúc địa - chính trị khu vực châu Á - Thái Bình Dương. D. Chưa tạo ra được vị thế quan trọng ở khu vực và trên trường quốc tế. Câu 9: Mục đích thành lập của tổ chức ASEAN là thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc A. giúp đỡ lẫn nhau về mặt kinh tế, quân sự, khoa học - kĩ thuật giữa các nước thành viên. B. ra sức mở rộng quan hệ với các cường quốc thuộc các trung tâm quyền lực của thế giới. C. tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia thành viên. D. đề cao công tác nghiên cứu khoa học - kĩ thuật ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Câu 17: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng kết quả của Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga? A. Thành lập Chính phủ Xô viết do V.I. Lê-nin đứng đầu. B. Xoá bỏ bộ máy Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. C. Thông qua “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”. D. Sau cách mạng, Nga trở thành nước Cộng hoà đại nghị. Câu 18: Vì sao trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn thắng lợi đã tác động lớn đến các địa phương khác trong cả nước? A. Làm xuất hiện thời cơ khách quan “ngàn năm có một”. B. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. C. Cơ quan đầu não của kẻ thù đã bị cách mạng đánh chiếm. D. Công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang đã hoàn thành. Câu 19: Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) có điểm khác biệt nào sau đây so với Cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Hoàn thành khẩu hiệu “người cày có ruộng”. B. Phương thức sử dụng lực lượng cách mạng. C. Đã xóa bỏ tình trạng đất nước bị chia cắt. D. Có tính chất cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 20: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. B. Cuộc cách mạng diễn ra rất nhanh chóng, ít đổ máu và bằng phương pháp hòa bình. C. Cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa giành chính quyền ở nông thôn và thành thị. D. Cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Câu 21: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã làm cho miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng và A. hoàn thành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.