PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2. Bai 2 Can bang trong dung dich nuoc - CTST OK. NGUYEN DUY HOANG.docx

Dự án soạn 10 câu trắc nghiệm Đ/S và 10 câu trả lời ngắn theo từng bài hóa học 10 - CTST Nhóm thầy Dương Thành Tính - GV thực hiện: Nguyễn Duy Hoàng. 1 BÀI 2: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC 10 Câu trắc nghiệm đúng sai. Câu 1. Phèn nhôm (hay phèn chua) có công thức KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O, trong nước bị phân li hoàn toàn theo phương trình: KAl(SO 4 ) 2 .12H 2 O → K + + Al 3+ + 2 + 12H 2 O. a. Phèn nhôm là một chất điện ly mạnh. b. Dung dịch phèn nhôm làm phenolphthalein chuyển thành màu hồng. c. Trong thực tế phèn nhôm được dùng để làm trong nước do ion Al 3+ bị thủy phân tạo ra Al(OH) 3 (một hydroxide dạng keo) có khả năng hấp phụ, kéo theo các các bẩn lơ lửng lắng xuống. d. Nhỏ lượng dư dung dịch barium chloride vào dung dịch phèn nhôm thấy xuất hiện kết tủa trắng là do sự tạo kết tủa giữa sulfate anion trong dung dịch phèn nhôm với barium cation trong dung dịch barium chloride. Câu 2. Chuẩn độ acid- base là phương pháp được sử dụng để xác định nồng độ acid hoặc base chưa biết nồng độ bằng dung dịch acid hoặc dung dịch base đã biết chính xác nồng độ. Khi đó dung dịch đã biết chính xác nồng độ gọi là dung dịch chuẩn. Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong burette vào dung dịch đựng trong bình tam giác. Tại điểm mà hai chất tác dụng vừa đủ với nhau gọi là điểm tương đồng. a. Để chuẩn độ acid- base không cần dùng dụng cụ ống nghiệm có nhánh. b. Trong chuẩn độ xác định nồng độ của dung dịch NaOH bằng dung dịch acid HCl đã biết nồng độ thì thời điểm kết thúc chuẩn độ được xác định bằng giọt dung dịch HCl cuối cùng được nhỏ xuống từ burette làm dung dịch phenolphtalein trong bình tam giác chuyển sang màu hồng nhạt bền trong khoảng 10 giây. c. Khi chuẩn độ, người ta dùng burette để lấy dung dịch cho vào trong bình tam giác. d. Để nhận biết điểm tương đương, người ta thường dùng những chất chỉ thị acid – base có sự đổi màu ở khoảng pH gần với điểm tương đương. (Ý b phải là : .... xác định bằng sự thay đổi màu sắc của chất chỉ thị phenolphtalein trong bình tam giác từ không màu đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt bền trong khoảng 10 giây) Câu 3. Muối bị thủy phân nếu cation hoặc anion của nó có tính acid hoặc base. Trong dung dịch nước, cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thuỷ phân, còn cation kim loại trung bình vả yếu bị thuỷ phân tạo môi trường acid, gốc acid yếu bị thuỷ phân tạo môi trường base. a. Các dung dịch muối của (NH 4 ) 2 SO 4 , FeCl 3 , Cu(NO 3 ) 2 , AgNO 3 , KHSO 4 có pH < 7. b. Các dung dịch muối của Na 2 SO 4 , KClO 4 , Ba(NO 3 ) 2 , NaNO 3 , CaCl 2 có [H + ] = 10 –7 . c. Các muối như Al 2 (CO 3 ) 3 , Al 2 S 3 , Fe 2 (CO 3 ) 3 bị thủy phân hoàn toàn trong nước. d. Các dung dịch muối của Na 2 S, CaS, K 2 SO 3 , Ba(PO 4 ) 3 , Na 2 CO 3 , KH 2 PO 4 khi nhỏ thêm một lượng phenolphthalein, màu dung dịch sẽ chuyển sang màu hồng.


Dự án soạn 10 câu trắc nghiệm Đ/S và 10 câu trả lời ngắn theo từng bài hóa học 10 - CTST Nhóm thầy Dương Thành Tính - GV thực hiện: Nguyễn Duy Hoàng. 4 Câu 10 : NaCl được gọi là chất điện li, tan vào nước tạo ra ion và thu được dung dịch dẫn điện, gọi là dung dịch chất điện li Quá trình phân li các phân tử muối ăn (NaCl) trong nước (Các kí hiệu chỉ cho biết đó là loại nguyên tố nào, không mang ý nghĩa chỉ dạng tồn tại của nguyên tố đó) a. Các phân tử nước kéo các ion sodium và ion chloride ra xa nhau, phá vỡ liên kết ion giữa hai ion sodium và ion chloride. b. Sau khi các hợp chất muối được tách ra, các ion sodium và ion cloride được bao quanh bởi các phân tử nước. Lúc này, muối sẽ bị hòa tan, tạo thành dung dịch đồng nhất (dung dịch chất dẫn điện) c. Đầu âm của các phân tử nước bị thu hút bởi các ion chloride tích điện dương, còn đầu dương của các phân tử nước bị thu hút bởi các ion sodium tích điện âm. d. Sự điện li của NaCl trong nước có thể được biểu diễn bằng phương trình điện li như sau : NaCl + (a+b)H 2 O �� Na + .aH 2 O + Cl – .bH 2 O 10 Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn Câu 1. Trộn 3 dung dịch H 2 SO 4 0,15 M, HNO 3 0,224 M và HCl 0,116 M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch (X). Lấy 750 mL dung dịch (X) cho tác dụng với một dung dịch (Y) gồm NaOH 0,18 M và KOH 0,02 M, Ba(OH) 2 0,345 M. Cần dùng V Lít dung dịch (Y) để sau khi tác dụng với 750 mL dung dịch (X) thu được dung dịch có pH = 4. Tính giá trị của V (làm tròn đến chữ số hàng đến phần trăm) Câu 2. Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất có pH = 3. Để thải ra ngoài môi trường thì cần phải tăng pH lên từ 5,8 đến 8,6 (theo đúng qui định), nhà máy phải dùng vôi sống thải vào nước thải. Khối lượng vôi sống cần dùng cho 1,5 m 3 nước để nâng pH từ 3 lên 7 là (Bỏ qua sự thủy phân của các muối nếu có). Câu 3. Cho các chất: Phèn sắt – NH 4 Fe(SO 4 ) 2 .12H 2 O, MgCl 2 , HCOOH, HClO, CaCO 3 , BaSO 4 , C 2 H 5 OH, HCOOCH 3 , H 2 S, CH 3 COOH, NaOH, LiOH, HI, Na 2 SO 3 , CaSO 4 , Fe(OH) 3 , Na 2 SiO 3 , KClO 4 , BaS. Trong các chất trên, có x chất tạo được dung dịch dẫn điện, y chất điện li mạnh. Tính giá trị x + y. Câu 4. Trong dung dịch acetic acid (CH 3 COOH) có bao nhiêu ion ? (bỏ qua sự phân li của nước) Câu 5. HCl là một chất được phát hiện trong dịch vị dạ dày có nồng độ 0,0001 – 0,001 mol/l và độ pH duy trì ở mức 3 – 4 đối với người bình thường. Nếu thiếu HCl trong dạ dày thì thức ăn không chuyển hóa được lâu dần gây suy nhược cơ thể, nếu dư lâu ngày HCl sẽ phá hùy đường ruột gây viêm loét dạ dày. Khi cơ thể dư HCl, người ta cần uống thuốc giảm đau dạ dày (có tên gọi là thuốc muối - tên khác là baking soda). Giả sử dịch vị dạ dày người bệnh chứa 1,75 lít dung dịch hỗn hợp thức ăn lỏng, trong đó chứa 0,09225 gam HCl. Nếu khả năng tiêu thụ baking soda của cơ thể người bệnh là 68,5% thì khối lượng baking soda người đó cần đưa vào cơ thể để duy trì độ pH trong dạ dày ở mức 3,2 là ? (Làm tròn khối lượng baking soda đến chữ số hàng đơn vị) Câu 6. Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản mang lại thu nhập cao cho người nuôi tôm. Tuy nhiên hiện nay với việc mật độ nuôi ngày càng tăng, chất lượng nước ngày càng bị suy giảm, các thông số môi trường đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tôm. Một trong những chỉ tiêu mà bà con rất ít quan tâm đến nhưng lại có sự ảnh hưởng xuyên suốt từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi là pH, pH là chỉ tiêu đo độ hoạt

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.