PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ SỐ 8 - TIẾNG VIỆT - ĐỀ.docx

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 8 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: Có hai anh lính hầu hạ quan lâu ngay, thấy quan đã ác lại hay ăn tiền, cứ có việc vào cửa quan là y như bị đánh đập tàn tệ, đến lúc xì tiền ra mới thôi. Một hôm, rỗi rãi, hai anh ngồi kháo chuyện với nhau, nói xấu quan. Một anh bảo: “ác thế thì có ngày dân nó quật lại cho mà xem!” Quan quán quạt chi quàn quan Dân dấn dận chi dần dân Quan là quan, quan quàn dân Dân là dân, dân giần quan. Chẳng ngờ quan đi qua nghe được trợn mắt hỏi: - Bay nói gì thế? Anh kia nói chữa: - Bẩm quan, con bảo: “Quan quản dân, dân... cần quan. Không có quan thì ai cai trị dân”. (Truyện cười dân gian, Dân giần quan) Qua đoạn trích, đặc trưng nào của truyện cười dân gian được thể hiện rõ nét nhất? A. Đề cao sự thông minh và khéo léo của con người trong tình huống khó khăn. B. Phản ánh hiện thực xã hội một cách trào phúng và phê phán thói hư tật xấu. C. Miêu tả chi tiết cuộc sống lao động vất vả của người dân. D. Tôn vinh sự công bằng và chính trực trong bộ máy cai trị. Câu 2: Trước năm 1918, việc học của các trường bản xứ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ thuộc sự giám sát của các quan học chính: đốc học (tỉnh), giáo thụ (phủ), huấn đạo (huyện). Sau khi Học chính Tổng quy được ban hành, tất cả các chức quan học chính cũ bị bãi bỏ, việc học ở các xứ phải có sự giám sát của các thanh tra người Pháp. Ở các tỉnh lỵ và huyện lỵ, các trường Tiểu học, trong đó có Tiểu học toàn cấp (27) nằm dưới sự kiểm soát của một Đốc học người Pháp. Trong trường hợp thiếu thanh tra Pháp, người Việt cũng có thể đảm nhận vị trí này. (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tổ chức quản lý giáo dục ở Việt Nam trong bộ máy chính quyền thời Pháp thuộc trước năm 1945)
Việc thay đổi tổ chức quản lý giáo dục ở Việt Nam thời Pháp thuộc, theo đoạn trích, phản ánh điều gì? A. Người Việt được trao quyền tự do quản lý giáo dục. B. Hệ thống giáo dục truyền thống của người Việt được bảo tồn. C. Người Pháp tăng cường kiểm soát giáo dục tại Việt Nam. D. Chức quan học chính của người Việt được mở rộng quyền hạn. Câu 3: Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa thì quét lá đa Khi nào dân nổi can qua Con vua thất thế lại ra quét chùa (Ca dao Việt Nam) Dựa vào bài ca dao, thông điệp nào sau đây là đúng? A. Quyền lực và địa vị luôn được bảo toàn qua các thế hệ. B. Giai cấp thấp luôn hài lòng với vị trí của mình trong xã hội. C. Thân phận con người hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân. D. Sự bất công trong xã hội phong kiến có thể bị thay đổi bởi biến cố lớn. Câu 4: Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi: Một buổi hầu rồi một buổi ngơi, Đâu còn nhớ chữ “viễn phương lai”. Mới sang chừng ấy ngơi chừng ấy, Sang nữa thì ngơi biết mấy đời. (Cao Bá Quát, Quan ngơi) Xác định thể thơ của đoạn trích? A. Ngũ ngôn tứ tuyệt. B. Ngũ ngôn bát cú. C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Thất ngôn bát cú. Câu 5:
Gió hiu hắt, phòng tiêu lạnh lẽo, Trước thềm lan hoa héo ron ron! Cầu Tiên khói toả đỉnh non, Xe rồng thăm thẳm, bóng loan rầu rầu! Nỗi lai lịch dễ hầu than thở, Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao? Sầu sầu, thảm thảm xiết bao, Sầu đầy giạt bể, thảm cao ngất trời! Từ cờ thắm trỏ vời cõi Bắc, Nghĩa tôn phò vằng vặc bóng dương, Rút dây vâng mệnh phụ hoàng, Thuyền lan, chèo quế thuận đường vu qui. … (Ngọc Hân công chúa, Ai tư vãn) Bài thơ “Ai tư vãn” của Ngọc Hân công chúa được sáng tác trong bối cảnh lịch sử nào? A. Triều đại nhà Lý, khi đất nước đang ở thời kỳ thịnh vượng. B. Triều đại nhà Trần, gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. C. Triều đại Tây Sơn, sau khi Nguyễn Huệ qua đời và tình hình chính trị bất ổn. D. Thời kỳ nhà Nguyễn, khi đất nước thống nhất dưới triều Gia Long. Câu 6: Tôi yêu em âm thầm không hy vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. (Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Tôi yêu em) Trong bài thơ “Tôi yêu em,” ý nghĩa của việc nhắc đến “không hy vọng” là gì? A. Nhân vật trữ tình không còn yêu và muốn từ bỏ tình cảm. B. Tình yêu không đòi hỏi sự đáp lại mà xuất phát từ sự chân thành. C. Nhân vật trữ tình thất vọng và mất niềm tin vào tình yêu.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.