Nội dung text 26. Chuyên Hải Dương - ( 2025-2026 ).Image.Marked.pdf
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO 10 THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI NĂM HỌC 2025-2026 Môn thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (HOÁ HỌC) Ngày thi: 05/6/2025 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề Đề thi có 04 trang Cho biết: - Khối lượng mol nguyên tử (g /mol) của một số nguyên tố: H 1;C 12;N 14;O 16;F 19;Na 23;Mg 24;Al 27;S 32;Cl 35,5;K 39; Ca 40;Fe 56;Cu 64;Zn 65;Ag 108;Ba 137;Pb 207 - Số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: H (Z=1); He (Z=2); Li (Z=3); Be (Z=4); B (Z=5); C (Z=6); N (Z=7); O (Z=8); F (Z=9); Ne (Z=10); Na(Z 11);Mg(Z 12);Al(Z 13);Si(Z 14);P(Z 15);S(Z 16);Cl(Z 17);Ar(Z 18); K (Z=19); Ca (Z=20); Fe (Z=26); Cu (Z=29); Zn (Z=30); Br (Z=35). - Thể tích các chất khí đo ở điều kiện chuẩn (đkc). Ở đkc, một mol khí có thể tích là 24,79L. Câu 1. (2,0 điểm) 1.1. Giải thích các vấn đề thực tiễn nêu ra sau đây, viết PTHH của phản ứng xảy ra (nếu có). a) Sodium hydrocarbonate (NaHCO3) có ứng dụng là thành phần chính cùa chất bột chữa cháy, thuốc chữa đau dạy dày. b) Phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) được sử dụng làm trong nước đục, làm chất cầm màu trong nhuộm vải. c) Khi bếp than đang cháy hồng, nếu đổ nhiều nước vào thì bếp tắt, còn nếu vẩy một ít nước vào bếp thì bếp than bùng cháy mạnh hơn. d) Trong sản xuất nông nghiệp, có câu ca: "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". 1.2. Cho hỗn hợp chất rắn gồm Cu, Al2O3, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào X, khuấy kĩ, thu được dung dịch Z và kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn E. Sục khí CO2 (dư) vào Z, thu được kết tưa G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định thành phần các chất trong X, Y, Z, T, E, G và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 2. (2,0 điểm) 2.1. Vôi sống có nhiều ứng dụng như: sản xuất vật liệu xây dụng, vật liệu chịu nhiệt, khử chua đất trồng, tẩy uế, sát trùng, xử lí nước thải,... Xét một lò nung vôi công nghiệp sử dụng than đá làm nhiên liệu. Giả thiết: - Đá vôi chỉ chứa CaCO3 và để phân hủy hoàn toàn 1 kg đá vôi cần cung cấp nhiệt lượng là 2000 kJ. - Đốt cháy hoàn toàn 1 kg than đá giải phóng ra nhiệt lượng là 25000 kJ và có 80% lượng nhiệt này đươc hấp thụ ở quá trình phân hủy đá vôi. - Than đá chứa 1% sulfur (ở dạng vô cơ và hữu cơ như FeS2, CaSO4, C2H4SH, ...) về khối lượng, 80% lượng sulfur bị đốt cháy tạo thành SO2 và có 1,6% lượng SO2 sinh ra phát thải vào khí quyển, lượng SO2 còn lại được xử lý bằng các công nghệ hiện đại. - Công suất của lò nung vôi là 560 tấn vôi sống/ngày. a) Tính khối lượng than đá mà lò nung vôi trên đã sử dụng mỗi ngày? b) Giả thiết toàn bộ lượng SO2 phát thải từ lò nung vôi trên trong 30 ngày chuyển hết thành sulfuric acid trong nước mưa với nồng độ H2SO4 là 2.10-5M. Khi toàn bộ lượng nước mưa này rơi trên một vùng đất rộng 50 km2 thì tạo ra một con mưa acid với lượng mưa trung bình đo được là a mm. Tính giá trị của a? 2.2. Trong các ao nuôi thuỷ sản, một trong những chỉ tiêu môi trường quan trọng là độ pH, khi pH không phù hợp sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ của thuỷ sản (tôm, cá...). Một người dân khi dùng giấy chỉ thị màu để kiểm tra pH của một hồ nuôi tôm thì thấy nước bị nhiễm acid do tác động của môi trường. Cho biết trong các dung dịch loãng, ta luôn có: [H+ ] = 10-pH; [H+ ].[OH- ] = 10-14 (kí hiệu [A] là nồng độ mol/L của chất A) a) Sử dụng các dụng cụ và hoá chất như sau: + Dụng cụ: Bộ giá đỡ, burette 25 mL, pipette 10 mL, cốc thủy tinh, bình tam giác 50 mL, ống hút nhỏ giọt.
+ Hóa chất: Dung dịch NaOH 10-3 M, dung dịch phenolphthalein. + Mẫu nước hồ nuôi tôm trên. + Nước cất. Hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm để xác định chính xác độ pH cùa nước hồ nuôi tôm trên bằng phương pháp chuẩn độ acid - base, bao gồm cả các thao tác tráng rửa dụng cu trước khi tiến hành. b) Giả sử độ pH của nước hồ nuôi tôm xác định được bằng 4, thể tích nước trong hồ là 800 m3 . Tính khối lượng vôi sống (CaO) cần dùng xử lý nước hồ nuôi tôm để đạt được pH=8, lượng vôi bị hao hụt 20% so với ban đầu trong quá trình xử lý nước. 2.3. Phân tích nhiệt trọng là kĩ thuật phân tích để xác định thành phần của các chất rắn bị phân hủy khi đun nóng, Sự thay đổi khối lượng được đo trong quá trình đun nóng sẽ cung cấp thông tin về thành phần của chất cần phân tích. Lấy 8,2 g chất A là muối oxalate ngậm nước của một kim loại nhóm IIA (công thức có dạng (COO)2R.nH2O) đem đi phân tích bằng nhiệt, người ta đo khối lượng theo nhiệt độ được kết quả: Nhiêt độ phân tích (oC) 25 200 250 500 550 900 1500 Khối lượng chất rắn (g) 8,2 6,4 6,4 5,0 5,0 2,8 2,8 Chất rắn còn lại cuối cùng là một oxide màu trắng của kim loai. a) Giải thích kết quả thu được của thí nghiệm trên tại các điểm mốc nhiệt độ đã chỉ ra. b) Hãy xác định kim loại R và công thức của chất A. Câu 3. (2,0 điểm) 3.1. Một phân tử hợp chất A tạo bởi 5 nguyên tử của 2 nguyên tố M và R, trong đó M chiếm 52,94% về khối lượng. Trong nguyên tử M có số hạt neutron nhiều hơn số hạt proton là 1. Trong nguyên tử R có số hạt neutron bằng số hạt proton. Tổng số hạt cơ bản (e, p, n) trong phân tử A bằng 152. Xác định các nguyên tố M, R và công thức hợp chất A? 3.2. Muối Epsome (MgSO4.nH2O) có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, thường được dùng để pha chế thuốc nhuận tràng, hoá chất làm vườn như một loại phân bón cho cây, hay dung dịch khử khuẩn. Khi làm lạnh 110,00 gam dung dịch MgSO4 27,27% thì có 12,30 gam muối Epsome tách ra, phần dung dịch bão hoà có nồng độ 24,56%. Biết độ tan của MgSO4 tại 80oC và 20oC lần lượt là 54,80 và 35,10. Tính khối lượng muối Epsome được tách ra khi làm lạnh 185,76 gam dung dịch bão hoà MgSO4 từ 80oC xuống 20oC. 3.3. Các phản ứng hóa học xảy ra với tốc độ nhanh, chậm khác nhau. Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn. Thực nghiệm cho thấy, với đa số các phản úng khi tăng nhiệt độ lên 10oC thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần. Hệ số nhiệt độ Van't Hoff (γ) là số lần tăng tốc độ phản ứng khi nhiệt độ tăng lên 10oC. Mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng và nhiệt độ được biểu diễn qua biểu thức Van't Hoff: T2 1 - T 10 2 1 v γ = v (Trong đó, vl và v2 là tốc độ của phản ứng ở nhiêt độ T1 và T2) Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độ phản ứng, tiến hành thí nghiệm hoà tan hết một viên kêm (Zinc) trong dung dịch sulfuric acid loãng (dư). Ở nhiệt độ 25oC, đề viên kẽm tan vừa hết thì cần thời gian là 36 phút. Nếu thực hiện thí nghiệm trên ở 45oC thì cần thời gian là 4 phút. a) Hỏi nếu thực hiện thí nghiệm trên ở 35oC thì cần thời gian bao lâu (các yếu tố khác không thay đổi)? b) Giữ nguyên nhiệt độ của thí nghiệm trên ở 25oC. Hãy đề xuất 2 biện pháp để rút ngắn thời gian hoà tan hết viên kẽm, giải thích? Câu 4. (2,0 điểm) 4.1. Một nhóm học sinh muốn tiến hành thí nghiệm điều chế khí ethylene từ ethylic alcohol và thử các tính chất của ethylene: tác dụng với dung dịch bromine; tác dụng với dung dịch KMnO4. a) Hãy lưa chọn các dụng cụ, hoá chất cần dùng cho thí nghiệm trên. b) Hãy trình bày các bước tiến hành thí nghiệm (không vẽ hình), nêu hiện tượng và viết PTHH cùa các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm. 4.2. Một loại khí hóa lòng (LPG) có thành phần chủ yếu là propane và butane được đóng trong các bình "Gas" để sử dụng làm nhiên liệu. a) Giải thích tại sao butane và propane đều không mùi nhưng khí trong bình "Gas" lại có mùi đặc trưng? Khi phát hiện khí "Gas"" bị rò rỉ, phải làm gì để không xảy ra cháy nổ? b) Một loại khí hóa lỏng có thành phần là 40% propane (C3H8) và 60% butane (C4H10) về số mol. Khi sử dụng làm nhiên liệu thì toàn bộ khí hóa lỏng sẽ cháy hoàn toàn. Khi cháy hoàn toàn, 1 mol propane toả ra nhiệt lượng 2216 kJ; 1 mol butane toả ra nhiệt lượng 2850 kJ.