PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 3. SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.docx

CHỦ ĐỀ 3: SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A. LÝ THUYẾT 1. Nguyên tắc sắp xếp bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Các nguyên tố hóa học được xếp theo quy luật trong một bảng, gọi là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (gọi tắt là bảng tuần hoàn). - Bảng tuần hoàn hiện nay có 118 nguyên tố hóa học và được xếp theo nguyên tắc sau: + Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. + Các nguyên tố được xếp trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử. + Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất hóa học tương tự nhau. 2. Cấu tạo bảng tuần hoàn - Bảng tuần hoàn gồm các ô được sắp xếp thành các hàng và các cột. 2.1. Ô nguyên tố - Ô nguyên tố: là một ô trong bảng tuần hoàn tương ứng với một nguyên tố hóa học. - Ô nguyên tố cho biết: + Số hiệu nguyên tử (kí hiệu là Z): bằng số đơn vị điện tích hạt nhân (bằng số proton và bằng số electron) và là số thứ tự của nguyên tố + Kí hiệu hóa học + Tên nguyên tố + Khối lượng nguyên tử       Ví dụ: Ô nguyên tố oxygen 2.2. Chu kì
- Chu kì gồm các nguyên tố thuộc cùng nguyên tử có cùng số lớp electron và được sắp xếp thànhXhàng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Số thứ tự của chu kì = số lớp electron của nguyên tố - Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì, được đánh số từ chu kì 1 đến chu kì 7. - Trong một chu kì, khi đi từ trái qua phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: + Mở đầu chu kì là một kim loại điển hình (trừ chu kì 1). + Cuối chu kì là một phi kim điển hình (trừ chu kì 7). + Kết thúc chu kì là một khí hiếm. Ví dụ: Trong chu kì 4: + Mở đầu chu kì là nguyên tố potassium (K) – là một kim loại điển hình. + Cuối chu kì là nguyên tố bromine (Br) – là một phi kim điển hình. + Kết thúc chu kì là nguyên tố krypton (Kr) – là một khí hiếm. 3. Nhóm - Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau, được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Bảng tuần hoàn gồm 18 cột gồm: + 8 cột là nhóm A. + 10 cột là nhóm B: gọi kà nhóm các nguyên tố kim loại chuyển tiếp (trong phạm vi chương trình chỉ nghiên cứu 8 nhóm A). - Nhóm A được đánh số bằng số La Mã lần lượt từ nhóm IA đến VIIIA. - Số thứ tự của nhóm A  =  số electron lớp ngoài cùng. Ví dụ: + Nhóm IA: gồm các nguyên tố kim loại hoạt động mạnh (kim loại điển hình), trừ hydrogen (H); đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng. + Nhóm VIIA: gồm các nguyên tố phi kim hoạt động mạnh (phi kim điển hình), trừ tennessine (Ts); đều có 7 electron ở lớp ngoài cùng. 4. Vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn - Các nguyên tố kim loại: (chiếm hơn 80% trong bảng tuần hoàn), nằm bên góc trái và góc dưới bên phải của bảng tuần hoàn. - Các nguyên tố phi kim: nằm phía trên, bên phải của bảng tuần hoàn. Trong đó, các phi kim hoạt động mạnh nằm ở phía trên. - Các nguyên tố khí hiếm: Là nguyên tố nằm trong nhóm VIIIA. Chú ý: - Đối với 2 nguyên tố A, B liên tiếp nhau trong cùng một chu kì thì AB BA pp pp1      - Đối với 2 nguyên tố A, B liên tiếp nhau trong cùng một nhóm thì AB BA pp pp8      B. BÀI TẬP PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó ở chu kì  A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2. Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều trong không khí. Tên của nguyên tố X A. Oxygen  B. Nitrogen C. Helium D. Hydrogen Câu 3. Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. X là nguyên tố A. Phosphorus B. Sulfur C. Nitrogen D. Chlorine
Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 2 electron. Vị trí của nguyên tố X là A. Thuộc chu kỳ 3, nhóm VIA B. Thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA C. Thuộc chu kỳ 2, nhóm IIIA D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VIA Câu 5. Tính chất của nguyên tố bromine gần giống với tính chất của nguyên tố nào trong các nguyên tố sau đây? A. Chlorine B. Phosphorus C. Nitrogen D. Oxygen Câu 6. Biết vị trí của nguyên tố X như sau: chu kì 2, nhóm VIA. Số lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X lần lượt là A. 4 và 2  B. 2 và 6 C. 6 và 2 D. 2 và 4 Câu 7. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là Halogen  A. F, Cl, Br, I  B. Mg, Ca, Sr, Ba C. He, Ne, Ar, Kr D. Li, Na, K, Rb Câu 8. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim  A. F, O, Ca, C B. Ca, N, Br, H C. O, N, C, Br D. K, F, Ca, Mg Câu 9. Dãy chất nào sau đây gồm các nguyên tố đều là kim loại  A. Ca, Ba, Na, N B. Cl, Cu, Al, Fe C. Cu, Ca, O, Fe D. Cu, Ca, Fe, Na Câu 10. Dãy chất nào sau đây gồm các nguyên tố đều là khí hiếm A. Fe, Cl, Br, I B. Mg, Ca, Sr, Ba C. Li, Na, K, Rb  D. He, Ne, Ar, Kr Câu 11. Thêm 4 amu cho khối lượng của nguyên tử của nguyên tố X để khối lượng nguyên tử của nó bằng hai lần khối lượng nguyên tử của nitrogen. Nguyên tố X là  A. Mg B. Al  C. Fe D. Ca Câu 12. Nguyên tử X có tổng số hạt là 115, trong đó số hạt neutron là 45. Kí hiệu hóa học của nguyên tố X là: A. Cl  B. Br C. I  D. F Câu 13. Tổng số hạt các loại hạt trong nguyên tử X là 21. Nguyên tử X có tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Nguyên tố X là: A. C B. O C. S D. N Câu 14. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc A. Nguyên tử khối tăng dần  B. Tính kim loại tăng dần C. Điện tích hạt nhân tăng dần D. Tính phi kim tăng dần Câu 15. Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết  A. Số thứ tự của nguyên tố B. Số hiệu nguyên tử C. Số electron lớp ngoài cùng  D. Số lớp electron Câu 16. Số thứ tự nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết  A. Số electron lớp ngoài cùng  B. Số lớp electron  C. Số hiệu nguyên tử  D. Số thứ tự của nguyên tố Câu 17. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 58. Trong đó số hạt không mang điện chiếm khoảng 34,48% tổng các loại hạt. Nguyên tố X là A. S B. N C. K D. O Câu 18. Trong bảng tuần hoàn, số chu kì nhỏ là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6   Câu 19. Tên gọi nhóm IA là A. Nhóm khí hiếm  B. Nhóm kim loại kiềm thổ C. Nhóm Halogen  D. nhóm kim loại kiềm Câu 20. Dựa vào bảng tuần hoàn, ta xác định được vị trí của nguyên tố Barium là:
A. Chu kỳ 2, nhóm IIA B. Chu kỳ 2, nhóm VIA C. Chu kỳ 6, nhóm IIA D. Chu kỳ 6, nhóm VIA Câu 21. Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm? A. O, S, Se B. N, O, F C. Na, Mg, K D. Ne, Na, Mg Câu 22. Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì? A. Li, Na, Ne. B. Mg, P, Ar. C. K, Fe, Ag. D. Mg, Al, C. Câu 23. Hiện nay có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? A. 5. B. 7. C. 8. D. 9. Câu 24. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự A. tăng dần khối lượng. B. tăng dần số proton. C. giảm dần số electron. D. tăng dần số neutron. Câu 25. Các nguyên tố phi kim không thuộc nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học? A. Nhóm IA. B. Nhóm IVA. C. Nhóm IIA. D. Nhóm VIIA. Câu 26. Tên gọi của các cột trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì? A. Chu kì. B. Nhóm. C. Loại. D. Họ. Câu 27. Những nguyên tố nào sau đây thuộc nhóm VIIA (Halogen)? A. Chlorine, bromine, fluorine. B. Fluorine, carbon, bromine. C. Beryllium, carbon, oxygen. D. Neon, helium, argon. Câu 28. Phần lớn các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn là A. kim loại. B. phi kim. C. khí hiếm. D. chất khí. Câu 29.  Lí do những nguyên tố hóa học của nhóm IA không tìm thấy trong tự nhiên: A. Vì chúng là những kim loại không hoạt động. B. Vì chúng là những kim loại hoạt động. C. Vì chúng do con người tạo ra. D. Vì chúng là kim loại kém hoạt động. Câu 30. Các kim loại kiềm trong nhóm IA đều có số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu? A. 1. B. 2. C. 3. D. 7. PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 1. Tổng số hạt proton, neutron, electron của nguyên tố X là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, n, e của X và vẽ sơ đồ cấu tạo của nguyên tử nguyên tố X Câu 2. Cho sơ đồ một số nguyên tử sau Dựa vào sơ đồ trên hãy hoàn thành bảng sau: Số proton Số electron Số lớp electron Số e lớp ngoài cùng Helium Carbon Aluminium Calcium

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.