PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 30 - File word có lời giải.doc


2 Câu 13. Trong công cuộc cải cách đất nước (từ năm 1978) Trung Quốc đạt được thành tựu nào sau đây? A. Thu hồi chủ quyền đối với Bắc Kinh.                 B. Lật đổ chính phủ Trung Hoa Dân quốc. C. Phát minh ra máy tính điện tử đầu tiên.                 D. Đưa con người bay vào vũ trụ. Câu 14. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam trước năm 1858? A. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản.         B. Có nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo. C. Có sự giúp đỡ của nhân dân thế giới.                 D. Chớp thời cơ thuận lợi đứng lên kháng chiến. Câu 15. Chiến tranh lạnh có biểu hiện nào sau đây? A. Chiến tranh thế giới bùng nổ và lan rộng.                 B. Nội chiến, li khai xảy ra liên tiếp ở châu Âu. C. Tình trạng xung đột vũ trang xảy ra ở nhiều nơi.         D. Các khối quân sự thành lập khắp nơi. Câu 16. Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN? A. Sự phá sản của hệ thống tư bản chủ nghĩa.         B. Chủ nghĩa bảo hộ ngày càng phát triển. C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa suy yếu, sụp đổ.         D. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu. Câu 17. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh nào sau đây? A. Các nước quyết định thành lập Liên hợp quốc.      B. Cuộc Chiến tranh lạnh suy yếu và chấm dứt. C. Nhiều nước thuộc địa đã giành được độc lập.         D. Xu thế biệt lập chi phối các quốc gia, châu lục. Câu 18. Công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây? A. Chứng minh vai trò quyết định của nhân dân trong kháng chiến. B. Thể hiện sự nhận thức đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. C. Đánh dấu quá trình chuyển từ chế độ Dân chủ sang xã hội chủ nghĩa. D. Làm thất bại và tiêu diệt hoàn toàn các thế lực thù địch, phản động. Câu 19. Trong thời kì 1976 – 1986, những hoạt động đối ngoại của Việt Nam có tác dụng nào sau đây? A. Góp phần đánh bại đế quốc xâm lược.                 B. Tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. C. Củng cố mặt trận dân tộc giải phóng.                 D. Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường. Câu 20. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930? A. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị. B. Chứng tỏ phong trào công nhân bước vào đấu tranh tự giác. C. Đưa phong trào dân tộc bước vào thời kì đấu tranh mới. D. Mở đầu cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giai cấp. Câu 21. Nhận xét nào sau đây đúng về vai trò của Mỹ sau Chiến tranh lạnh? A. Là một trong những trung tâm quyền lực, có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. B. Trở thành trung tâm kinh tế-tài chính duy nhất, có vai trò lãnh đạo thế giới. C. Dẫn đầu cuộc cách mạng xã hội và khoa học, đưa nhân loại sang kỷ nguyên mới. D. Chi phối các tổ chức quốc tế, từ đó hoàn thành việc thiết lập trật tự thế giới mới. Câu 22. Các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam trong thế kỉ XX điểm đặc điểm chung nào sau đây? A. Diễn ra trong bối cảnh nhân dân đã giành được quyền làm chủ đất nước. B. Đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất, duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Tập hợp, phát huy sức mạnh nhân dân trong một Mặt trận Dân tộc thống nhất. D. Là những cuộc chiến đấu chống lại liên minh của chủ nghĩa đế quốc.
3 Câu 23. Nhận xét nào sau đây đúng về công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam? A. Là sự tiếp nối con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những bước đi phù hợp. B. Là sự kế tiếp của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhằm giải phóng nhân dân. C. Thể hiện sự thay đổi kịp thời của Đảng về con đường chiến lược đi lên xã hội chủ nghĩa. D. Diễn ra khẩn trương nhằm hoàn thành nhanh chóng quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 24. Nhận xét nào sau đây đúng về cống hiến của Hồ Chí Minh trong thời kì 1945-1954? A. Lãnh đạo Đảng, Chính phủ, nhân dân thực hiện những yêu cầu khách quan của lịch sử. B. Chỉ đạo nhân dân thực hiện đồng thời cách mạng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Kịp thời thay đổi chế độ xã hội đảm bảo phù hợp với những biến chuyển của thế giới. D. Khơi nguồn và lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong thời đại mới. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Đề cao Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các Quốc gia thành viên đã tham gia; Không tham gia vào bất kỳ một chính sách hay hoạt động nào, kể cả việc sử dụng lãnh thổ của một nước, do bất kỳ một Quốc gia thành viên ASEAN hay ngoài ASEAN hoặc đối tượng không phải là quốc gia tiến hành, đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hay sự ổn định chính trị và kinh tế của các Quốc gia thành viên ASEAN”. ( https://asean.org/wp-content/uploads/images/archive/AC-Vietnam.pdf ). a) Trong quá trình hoạt động, tổ chức ASEAN luôn tôn trọng và không đi ngược lại Hiến chương của Liên hợp quốc. b) Một trong những điểm tương đồng giữa ASEAN với Liên hợp quốc là không đe dọa chủ quyền của các thành viên. c) Hướng tới hòa bình, ổn định và giữ gìn bản sắc là mục tiêu trước mắt cũng là mục tiêu chiến lược của Cộng đồng ASEAN. d) Trong trường hợp lãnh thổ của thành viên bị xâm lược, ASEAN có trách nhiệm hỗ trợ chiến đấu nhằm bảo vệ hòa bình, ổn định. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Trong những ngày Cách mạng Tháng Tám (từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945), quần chúng nhân dân thông qua hình thức đấu tranh chính trị, như mít tinh, biểu tình, vận động binh lính,... có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, đã nhanh chóng giành thắng lợi. Có thể nhận thấy, Cách mạng Tháng Tám diễn ra chỉ với một khoảng thời gian ngắn, gánh chịu ít hy sinh, tổn thất là do sự nhạy bén, sáng tạo của Đảng trong việc đánh giá tình hình, chủ động nắm bắt thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa bằng phương pháp đấu tranh phù hợp”.  ( https://tapchicongsan.org.vn/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/959002/cach-mang-thang-tam-nam-1945--- buoc-ngoat-vi-dai-cua-cach-mang-viet-nam-the-ky-xx.aspx ). a) Nhiều hình thức đấu tranh đã được quần chúng nhân dân ở Việt Nam vận dụng linh hoạt trong quá trình tiến hành Cách mạng tháng Tám năm 1945. b) Lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang có sức mạnh tương đương và cùng tiến hành đánh bại lực lượng quân phiệt Nhật Bản trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. c) Giống như các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc về sau, Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra và thành công nhanh chóng là do có sự lãnh đạo sáng tạo của Đảng Cộng sản. d) Nhờ việc chớp thời cơ và sự chuẩn bị chu đáo mà Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra một cách hòa bình và thành công trọn vẹn. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây:
4 “Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước phát triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện”. ( https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xii/dai-hoi- dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-cong-san-viet-nam-3 ). a) Đoạn tư liệu phản ánh những thành tựu cơ bản của Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kì Đổi mới đất nước. b) Do sự tăng trưởng về kinh tế mà tình hình chính trị, xã hội ổn định, bản chất của chế độ dần thay đổi ở Việt Nam thời kì Đổi mới. c) Những thành tựu đạt được trong công cuộc Đổi mới đã thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội dân chủ và là tiền đề để Việt Nam kiến tạo thời đại văn minh công nghiệp. d) Một trong những đặc điểm nổi bật của công cuộc Đổi mới đất nước ở Việt Nam là diễn ra toàn diện song trước hết là việc tiến hành đổi mới trên lĩnh vực kinh tế. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Ngày 22-7-1954, trong “Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Giơ-ne-vơ thành công”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Hội nghị Giơnevơ đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”. Với Hiệp định Sơ bộ năm 1946, Việt Nam mới chỉ được công nhận là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, thì với Hiệp định Giơ-ne- vơ năm 1954, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã được khẳng định trong một điều ước quốc tế”. ( https://tapchicongsan.org.vn/tin-tieu-diem/  /asset_publisher/s5L7xhQiJeKe/content/hiep-dinh-gio-ne-vo- nam-1954-moc-son-lich-su-cua-nen-ngoai-giao-viet-nam). a) Hội nghị Giơ-ne-vơ (1954) thành công dẫn tới việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ và can thiệp Pháp của Việt Nam. b) Từ hiệp định Sơ bộ (1946) đến Hiệp định Giơnevơ (1954) là bước phát triển và thắng lợi trọn vẹn của Việt Nam trong hoạt động đối ngoại. c) Hiệp định Giơnevơ (1954) và Hiệp định Sơ bộ (1946) đều thể hiện thiện chí hòa bình nhưng không phản ánh đúng tương quan lực lượng của các bên tham gia kí kết. d) Thực tế cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời kì 1945 – 1954 cho thấy đấu tranh ngoại giao đã kịp thời phát huy thành quả của những thắng lợi quân sự, kinh tế.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.