Nội dung text ĐỀ 3 - CKII LÝ 10 - FORM 2025.docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 3 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Động năng là năng lượng mà vật có được A. do chuyển động. B. từ vật khác truyền cho. C. do đứng yên. D. do va chạm. Câu 2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cập nhật, tính đến ngày 29/10/2021 đã có 42 nhà máy điện gió với tổng công suất 2131,3 MW đã được công nhận vận hành thương mại COD. Điện gió có sự chuyển hóa từ A. điện năng thành cơ năng. B. quang năng thành điện năng. C. hóa năng thành điện năng. D. cơ năng thành điện năng. Câu 3. Từ điểm M có độ cao 0,8 m so với mặt đất ném thẳng đứng lên cao một vật với tốc độ ban đầu bằng 2 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 0,5 kg. Lấy g = 10 m/s 2 . Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật bằng bao nhiêu? A. 4 J. B. 8 J. C. 5 J. D. 1 J. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Động lượng là một đại lượng véctơ. B. Động lượng được tính bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật. C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương. D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương. Câu 5. Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox với tốc độ 36 km/h. Động lượng của vật có độ lớn bằng A. 9 kg.m/s. B. 5 kg.m/s. C. 10 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s. Câu 6. Nguyên tắc của chuyển động bằng phản lực dựa vào sự bảo toàn của A. thế năng. B. động năng. C. động lượng. D. vận tốc. Câu 7. Một vật chuyển động tròn đều với độ dịch chuyển góc trong thời gian t. Công thức tốc độ góc trong chuyển động tròn đều là A. t . B. t . C. 2t . D. t . Câu 8. Một cánh quạt quay đều với tốc độ 600vòng/phút . Chu kì cánh quạt là A. 0,1 s. B. 10 s. C. 6 s. D. 1/600 s. Câu 9. Lực đàn hồi xuất hiện khi A. một vật bị biến dạng. B. một vật chuyển động. C. nhiệt độ của vật giảm. D. nhiệt độ của vật tăng. Câu 10. Khi ta dùng tay ép quả bóng cao su vào bức tường, lực nào làm cho quả bóng bị biến dạng? A. Lực ép của tay lên bóng và lực của bóng tác dụng lên tay.
B. Lực của bóng tác dụng lên tay. C. Lực ép của tay lên bóng và phản lực của tường lên bóng. D. Lực của bóng tác dụng lên tường. Câu 11. Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 22 cm. Lò xo được treo thẳng đứng, một đầu giữ cố định, còn đầu kia gắn một vật nặng. Khi đó lò xo dài 27 cm, cho biết độ cứng lò xo là 100 N/m. Độ lớn lực đàn hồi bằng A. 500 N. B. 5 N. C. 20 N. D. 50 N. Câu 12. Bỏ một cây đinh sắt vào một cái ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 7800 kg/m 3 , của thủy ngân là 13500 kg/m 3 . A. Đinh sắt chìm dưới đáy ly. B. Đinh sắt nổi lên. C. Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống. D. Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Hai vật có khối lượng m 1 = 1 kg và m 2 = 3 kg chuyển động ngược chiều với tốc độ lần lượt là v 1 = 3 m/s và v 2 = 2 m/s, đến va chạm mềm vào nhau. a) Độ lớn động lượng của vật thứ nhất là 3 kg.m/s. b) Động lượng của hệ trước va chạm có độ lớn là 9 kg.m/s. c) Nếu hệ là kín thì động lượng của hệ được bảo toàn. d) Tốc độ của 2 vật sau va chạm là 0,75 m/s. Câu 2. Một vận động viên chạy xe đạp chạy với tốc độ 36 km/h trên một vòng đua đường tròn có bán kính 100 m. a) Tốc độ góc của xe là 10 m/s. b) Nếu xe chuyển động trên vòng đua có bán kính 300 m cũng với tốc độ đó thì tốc độ góc của xe giảm 3 lần. c) Công thức tính gia tốc hướng tâm là 2 htar . d) Gia tốc hướng tâm của xe là 12960 km/h 2 . Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. Câu 1. Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5 kW kéo một vật có trọng lượng 12 kN lên cao 30 m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90 s với tốc độ không đổi. Hiệu suất của động cơ này bằng bao nhiêu %? Câu 2. Một hòn bi có khối lượng 2 kg đang chuyển động với tốc độ 4,5 m/s đến va chạm vào hòn bi khác có khối lượng 4 kg đang nằm yên, sau va chạm hai hòn bi dính vào nhau và chuyển động cùng tốc độ. Tốc độ của hai viên bi sau va chạm bằng bao nhiêu m/s ? Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hòn bi thứ nhất trước va chạm.