Nội dung text ĐỀ SỐ 7.docx
được, vội cưỡi gió mà bay xuống trần. Xuống đến cửa Bắc, thấy trăm quan đã lục tục vào triều chầu vua. Tử Hư từ biệt thầy trở về, sang năm đi thi quả đỗ tiến sĩ. Phàm những việc cát hung 5 họa phúc nhà Tử Hư, thường được thầy về báo cho biết. Lời bình: Than ôi, những chuyện huyền hoặc Tề Hài 6 , những lời ngụ ngôn Trang Chu 7 người quân tử vốn chẳng nên ham chuộng. Nhưng nếu là chuyện quan hệ đến luân thường, là lời ký ngụ ý khuyên giới thì chép ra và truyền lại, có hại gì đâu. Nay như câu chuyện Tử Hư, có thể để khuyên cho những người ăn ở trung hậu với thầy, lại có thể làm răn cho những người ăn ở bạc bẽo với thầy, có quan hệ đến luân thường của người ta lớn lắm. Còn như việc lên chơi Thiên tào, có hay không có, hà tất phải gạn gùng 8 đến nơi đến chốn làm gì? (Truyền kỳ mạn lục, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.132-135) Thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 5: Câu 1. Các toà nhà Dương Trạm dẫn Tử Hư đi chơi thăm có đặc điểm chung là gì? Câu 2. Chỉ ra biện pháp câu hỏi tu từ có trong văn bản. Câu 3. Nêu nhận xét của anh/ chị về chức năng của người kể chuyện trong phần chính văn và của người bình luận ở phần lời bình. Câu 4. Chỉ ra tác dụng của các yếu tố kì ảo trong truyện. Câu 5. Anh/ Chị có đồng tình với lời bình ở cuối truyện: “Nay như câu chuyện Tử Hư, có thể để khuyên cho những người ăn ở trung hậu với thầy, lại có thể làm răn cho những người ăn ở bạc bẽo với thầy, có quan hệ đến luân thường của người ta lớn lắm” hay không? Vì sao? II. PHẨN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của yếu tố tự sự trong đoạn thơ sau: Này dòng sông còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế mẹ cho ta một xu bánh đa vừng ta ngoan hết một ngày ta ngoan suốt cả năm ta thương mẹ đến trọn đời ta sống quê hương ta nghèo lắm ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn ta mổ lợn con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt cá dưới sông cũng có Tết như người trên bãi sông ta trồng cây cải tươi 5 Cát hung: lành dữ. 6 Tề Hài là nhân vật hay khôi hài, được Trang Tử chép truyện trong sách của ông. Cũng có thuyết nói Tề Hài là tên sách, trong gồm nhiều truyện khôi hài, ngụ ý. 7 Trang Chu: nhà triết học cổ đại Trung Quốc 8 Gạn gùng (từ cổ): gạn hỏi hết sức cặn kẽ.