Nội dung text Chủ đề 6 Chung tay gìn giữ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - Tuần 2.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… TUẦN 2: HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 4, 5, 6 CHỦ ĐỀ 6 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Đề xuất và thực hiện được các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. - Thực hiện tuyên truyền trong cộng đồng về ý nghĩa cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. - Thực hiện được các việc làm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. 2. Năng lực Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực đặc thù: - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Thiết kế và tổ chức truyền thông trong cộng đồng về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay gìn giữ cảnh quan thiên nhiên; - Năng lực tư duy phê phán: Nhận xét, đánh giá các hoạt động, hành vi, việc làm liên quan đến việc bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2 3. Phẩm chất - Yêu nước, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước. - Có trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống. - Thu thập tranh ảnh, video liên quan đến chủ đề. - Giai điệu một số bài hát ca ngợi vẻ đẹp của các cảnh quan thiên nhiên Việt Nam. - Tư liệu về các cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam; thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. - Mục đích, đối tượng, nội dung và các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay gìn giữ cảnh quan thiên nhiên. - Hướng dẫn HS chuẩn bị các nhiệm vụ cần thực hiện trong SBT và rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 – Kết nối tri thức với cuộc sống. - Tranh, ảnh, video liên quan đến chủ đề. - Tìm hiểu tư liệu về một số cảnh quan thiên nhiên Việt Nam; về thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương. - Nhớ lại kinh nghiệm đã có về một số giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, về các hoạt động trong cộng đồng về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay gìn giữ cảnh quan thiên nhiên. - Giấy A0, A4, bút dạ, bảng dính/nam châm dính bảng.
3 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng nghe giai điệu bài hát và đoán tên cảnh quan, vị trí địa lí của cảnh quan đó. c. Sản phẩm: HS tham gia tích cực trò chơi Rung chuông vàng. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV ổn định lớp học và chia lớp thành 2 đội. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng. - GV nêu luật chơi: + Thời gian: 5 phút. + Luật chơi: ● Quản trò lần lượt mở từng giai điệu bài hát có liên quan đến cảnh quan thiên nhiên của đất nước. ● Đội nào giơ tay nhanh và có nhiều câu trả lời đúng sẽ là người thắng cuộc và được rung chuông vàng. 1. https://www.youtube.com/watch?v=RiKrXiAhCBU (1:00 – 1:14) 2. https://www.youtube.com/watch?v=oEOtSmpFNI8 (0:44 -0:58) 3. https://www.youtube.com/watch?v=HjcvjX70z6o (0:51 – 1:11) 4. https://www.youtube.com/watch?v=PTxPUVhCqPA (0:35 – 0:50) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tích cực tham gia trò chơi Rung chuông vàng. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng hợp số điểm, ghi nhận kết quả trò chơi của 2 đội.
4 1. Đà Lạt. 2. Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh. 3. Đà Nẵng 4. Hà Giang - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia trò chơi của HS và công bố đội thắng cuộc. - GV dẫn dắt vào bài học: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên là một nhiệm vụ quan trọng, không chỉ để duy trì vẻ đẹp và giá trị tự nhiên mà còn đảm bảo sự cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây là một phần thiết yếu trong việc duy trì sự sống trên Trái Đất và đảm bảo một tương lai bền vững cho mọi loài sinh vật, bao gồm cả con người. Làm thế nào để thực hiện các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Chủ đề 6 – Tuần 2 – Hoạt động Khám phá, kết nối (Hoạt động 4, 5, 6). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 4. Đề xuất và thực hiện các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đề xuất và thực hiện được các giải pháp tích cực, sáng tạo trong bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đề xuất và thực hiện các giải pháp tích cực, sáng tạo trong bảo tồn cảnh quan thiên nhiên theo các nội dung: - Đề xuất giải pháp bảo tồn cảnh quan thiên nhiên trong những trường hợp cụ thể. - Lựa chọn một cảnh quan thiên nhiên ở địa phương và thảo luận đề xuất các giải pháp tích cực, sáng tạo để bảo tồn cảnh quan đó.