Nội dung text 11. HSG Sinh 9 - Bệnh và tật DT người.doc
Trang 1 CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Bệnh và tật di truyền ở người I.1. Bệnh di truyền - Khái niệm: Bệnh di truyền là những rối loạn chức năng của các cơ quan trên cơ thể do đột biến gây ra. I.2. Một số hội chứng ở người a. Hội chứng Down: là một bất thường của nhiễm sắc thể 21 có thể gây thiểu năng trí tuệ, đầu nhỏ, cổ ngắn, lưỡi dày, tầm vóc thấp bé và khuôn mặt đặc trưng. * Nguyên nhân: - Do thừa một NST số 21 (2n+1) (chiếm trên 90%). + Sự rối loạn trong quá trình phân bào ở 1 bên bố hoặc mẹ → cặp NST số 21 không phân li trong quá trình phân bào → tạo 2 giao tử: n + 1 (có 2 NST của cặp 21) và n – 1 (không có NST nào của cặp 21). + Giao tử n + 1 kết hợp với giao tử n trong quá trình thụ tinh → hợp tử 2n + 1 (cặp NST số 21 có 3 chiếc) → bệnh Đao. - Do đột biến chuyển đoạn NST số 21 hoặc đột biến ở nhiều gen Ở trẻ bị Down khi cặp NST số 21 có 3 chiếc. Rối loạn NST này được hình thành trong quá trình phân ly, tổ hợp NST khi tạo giao tử. NST số 21 có kích thước rất nhỏ nên sự mất cân bằng gen do thừa NST số 21 không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể và trẻ đa số vẫn có thể được sinh ra và sống được. Sự thừa NST này có thể xảy ra ở toàn bộ các NST (Down thuần) nhưng cũng có thể chỉ ở một số lượng ít dòng tế bào (Down thể khảm). * Phân loại: Theo cơ chế hình thành đột biến NST, người ta có thể phân loại hội chứng Down thành: - Tam bội thể 21, chiếm 95%. Trường hợp này bệnh nhân có 3 NST số 21 trong mọi tế bào so với bình thường là 2 NST, được gọi là down thuần, nguyên nhân do sai lệch trong sự phân chia NST khi hình thành phôi thai. Sau rất nhiều nghiên cứu, người ta thấy: + Phần lớn các trường hợp, NST số 21 thừa có nguồn gốc từ mẹ + Khoảng 5% NST 21 thừa có nguồn gốc từ bố
Trang 2 + Còn lại phần nhỏ do lỗi phân chia tế bào, xảy ra sau giai đoạn thụ tinh, khi phôi thai bắt đầu phát triển. - Down thể khảm (Mosaic Down syndrome). Bệnh nhân Down khảm chỉ có một số dòng tế bào có bất thường 3 NST số 21 trong khi các dòng tế bào khác bình thường. Tỉ lệ Down thể khám rất ít và biểu hiện lâm sàng cũng nhẹ hơn so với Down thuần. - Down chuyển đoạn (Translocation Down syndrome). Người mắc Down chuyển đoạn thì bộ NST vẫn có 2 NST số 21 nhưng một đoạn NST 21 khác được đính lên NST còn lại. Bất thường này có thể xảy ra trước hoặc trong quá trình thụ tinh. * Dấu hiệu nhận biết: Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ. Mặt dẹt, khờ khạo, mắt xếch, hai mắt xa nhau, mũi tẹt, nhỏ, đầu và cổ ngắn, miệng trề, luôn luôn há, lưỡi dày thè ra ngoài, chân tay ngắn to bè, cơ quan sinh dục không phát triển, vô sinh, thiểu năng trí tuệ * Đối tượng nguy cơ Hội chứng Down - Tuổi của mẹ khi mang thai Mẹ 25 tuổi: tỷ lệ con mắc bệnh Down khá thấp, khoảng 1:1200 Mẹ trên 35 tuổi: tỷ lệ là 1:350 Mẹ 40 tuổi: tỷ lệ sinh con Down là 1:100 Mẹ 45 tuổi: tỷ lệ tăng cao 1:30 Mẹ 49 tuổi: tỷ lệ con mắc hội chứng Down rất cao là 1:10 - Tiền sử mang thai hoặc từng sinh con mắc hội chứng Down - Tiền sử của bố mẹ c. Hội chứng Turner: còn gọi là hội chứng XO là một hội chứng di truyền đặc trưng bởi người bệnh là nữ mà chỉ có 1 nhiễm sắc thể X (trong khi nữ bình thường có 2 nhiễm sắc thể giới tính X này. Công thức bộ nhiễm sắc thể giới tính của người bệnh thường viết tắt = 44A + X. * Nguyên nhân: Do rối loạn quá trình giảm phân sinh giao tử (tinh trùng/ trứng) bất thường không mang NST giới tính thụ tinh với 1 giao tử bình thường chứa X, tạo ra hợp tử có bộ NST là 45. Còn lại có nguyên nhân do đột biến mất đoạn trên NST X * Dấu hiệu nhận biết: Bệnh chỉ gặp ở nữ, tỷ lệ khoảng 1/3000. Bề ngoài tầm vóc thấp, cổ và ngực to ngang, dậy thì chậm và tăng trưởng chậm, vú không phát triển, có thể không có kinh nguyệt, buồng trứng nhỏ có thể chỉ hoạt động trong vài năm hoặc hoàn toàn không hoạt động. d. Hội chứng Claiphentơ (XXY): Nam, thân cao, chân tay dài, tinh hoàn nhỏ, si đần, vô sinh. e. Hội chứng OY: Không thấy ở người, có lẽ hợp tử bị chết ngay sau khi thụ tinh. f. Hội chứng XXX (Siêu nữ): Nữ, buồng trứng và dạ con không phát triển, thường rối loạn kinh nguyệt, khó có con.
Trang 3 g. Hội chứng Edward (tam thể 18): là tình trạng bộ gen bị thừa một nhiễm sắc thể số 18 hay còn gọi là tam thể 18 (Trisomy 18). Đây cũng là một dị tật bẩm sinh nặng gây sẩy thai, chết sau sinh. Rất ít trẻ mắc hội chứng Edward sống quá một tuổi. Dị tật bẩm sinh về tim, đầu nhỏ, thoát vị rốn rất hay gặp, trí tuệ và vận động đếu rất kém phát triển. Nếu sống sót, trẻ mắc hội chứng tam thể 18 cũng không có khả năng đi lại, nói, do đó phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác. h. Hội chứng Patau (tam thể 13): Những trẻ này có tỷ lệ sống sau sinh thấp thường bào thai sẽ sảy hoặc chết lưu ngay trong tử cung. Ở những trẻ mắc hội chứng Patau được sinh ra chỉ sống thêm được khoảng 7-10 ngày và số trẻ sống tới không quá một năm chiếm 80-90%. Một số bất thường hình thái hay gặp của hội chứng Patau: Tật đầu nhỏ, trán nghiêng, méo mó, thậm chí có trẻ bị mất mảng da đầu, mắt nhỏ hoặc chỉ có một mắt, khoảng cách hai mắt gần nhau, sứt môi, hở hàm ếch, tai mọc thấp, có thể bị điếc, tay chân thường có bất thường thừa ngón hoặc biến dạng. Bất thường bộ phận sinh dục như trẻ gái có âm vật phì đại, trẻ trai dương vật thường nhỏ. i. Hội chứng criduchat (hội chứng mèo kêu): do đột biến mất đoạn trên nhánh nhỏ (nhánh p) của nhiễm sắc thể số 5. Dấu hiệu đặc trưng của trẻ mắc hội chứng mèo kêu là trẻ có tiếng khóc the thé, âm độ cao, gần giống với tiếng mèo kêu. Thông thường, dấu hiệu này xuất hiện ngay từ giai đoạn sơ sinh và kéo dài trong khoảng vài tuần rồi biến mất. I.3. Một số bệnh di truyền ở người a. Bệnh mù màu (hay rối loạn sắc giác – color blindness) là tình trạng mắt không có khả năng nhìn hoặc gặp khó khăn trong việc phân biệt một số màu nhất định. Theo đó, người bệnh vẫn nhìn rõ vật tuy nhiên nhận biết màu sắc bị hạn chế. Bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng gen bệnh có thể di truyền cho thế hệ sau. Trong đó, nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. - Nguyên nhân gây bệnh mù màu: Mù màu là bệnh di truyền liên quan đến cặp nhiễm sắc thể giới tính (ở nữ XX, ở nam XY). Nguyên nhân bệnh mù màu là người mắc có đột biến hoặc thiếu một gen trên nhiễm sắc thể X, gây rối loạn tế bào cảm thụ ánh sáng ở mắt cần để phân biệt màu sắc (thông thường là gen lặn). Các bé trai nhận được từ mẹ loại gen này sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc, vì nhiễm sắc thể Y không có gen màu sắc trội để lấn át gen mù màu b. Bệnh máu khó đông Đây là một trong những bệnh có tính di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính X do gen sản xuất ra yếu tố đông máu chỉ nằm trên nhiễm sắc thể này. * Nguyên nhân gây bệnh: – Đa số các trường hợp bệnh máu khó đông là do di truyền, nghĩa là bệnh được truyền qua gen của bố mẹ
Trang 4 – Tuy nhiên, có 1/3 số trường hợp bệnh nhân không có tiền sử gia đình. Những trường hợp này được cho là do một đột biến gen tự phát của chính người bệnh gây ra. c. Tật di truyền có túm lông ở tai và dính ngón tay 2, 3: Đây là một dạng tật di truyền ở người, do đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y gây ra tật này, nên hai tật chỉ có thể gặp ở nam giới. Người bố có tật này thì chắc chắn sinh ra con trai cũng sẽ bị tật giống như bố. d. Bệnh câm điếc bẩm sinh: người bị câm điếc bẩm sinh không có khả năng nghe nói Có 2 nguyên nhân chính là do yếu tố di truyền hoặc do các nguyên nhân bên ngoài: - Trên 75% người mắc bệnh do đột biến gen lặn trên NST thường hoặc NST X. Tuy nhiên phần lớn là gen trên NST thường, thường thấy ở những người bị nhiễm phóng xạ, chất độc hoá học trong chiến tranh và được di truyền từ bố mẹ, và có thể xuất hiện trong nhiều thế hệ trước đó. - Do sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ không được bảo hộ e. Bệnh bạch tạng: Người bị bệnh bạch tạng có da, mắt, tóc … màu nhạt Nguyên nhân do đột biến gen tổng hợp melanin giúp bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím, đây là dạng đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể thường g. Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm: Bệnh này phát sinh do đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể thường. Thông thường, các tế bào hồng cầu của bạn rất linh hoạt và tròn, di chuyển dễ dàng trong các mạch máu. Trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, các tế bào hồng cầu trở nên cứng, dính và có hình dạng giống như lưỡi liềm hoặc mặt trăng khuyết. Những tế bào có hình dạng bất thường này có thể bị mắc kẹt trong các mạch máu nhỏ, dẫn đến làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu chứa oxy và dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể. I.4. Một số tật di truyền ở người Tật hở khe môi hàm; tật dính hoặc thừa ngón tay, ngón chân. Trẻ mắc tật hở khe môi, hàm bị ảnh hưởng về khả năng ăn uống, phát âm và các vấn đề răng miệng; phần lớn tật do đột biến gene Trẻ bị dính hoặc thừa ngón tay, chân bị ảnh hưởng về khả năng cầm nắm hoặc đi chạy. II. Một số tác nhân gây bệnh và tật di truyền. Bệnh di truyền ở người xảy ra do nguyên nhân từ những bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể. Bệnh di truyền là những bệnh do bố mẹ truyền sang cho con cái do những bất thường về gen. Bệnh về nhiễm sắc thể (NST) là bệnh được gây ra do mất NST, bất thường hoặc thừa NST * Nguyên nhân phát sinh các tật, bệnh di truyền ở người: do đột biến NST hoặc đột biến gen gây ra. - Do tác nhân vật lí và hóa học trong tự nhiên gây ra. - Do rối loạn quá trình trao đổi chất nội bào.