PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đáp án Sinh học lần 2 - 2025.docx

TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC (PTNK-Hub) ----------------- ĐÁP ÁN THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 LẦN 2 NĂM 2025 Môn thi: SINH HỌC ******** Câu I (1.5 điểm) Hình 1 sau đây mô tả các bước tiến hành thí nghiệm tìm hiểu quang hợp ở thực vật: Hình 1. Các bước tiến hành thí nghiệm chứng minh quá trình quang hợp ở cây khoai lang 1. Sắp xếp các hình từ a-f theo trật tự đúng tương ứng với các bước thí nghiệm chứng minh quá trình quang hợp ở thực vật. Theo em, thí nghiệm trên muốn chứng minh điều gì của quá trình quang hợp? Giải thích. 2. Em hãy cho biết các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích. a. Quang hợp có thể xảy ra trong tối hoặc ngoài sáng. b. Trên thế giới, chỉ có thực vật mới có khả năng quang hợp. c. Quang hợp giúp điều hòa không khí thông qua việc hấp thụ O 2 và thải CO 2 . d. Các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quang hợp của cây. Trả lời: 1. Trật tự đúng: f-a-b-c-d-e 0.25 điểm Thí nghiệm trên muốn chứng minh: quang hợp tạo chất hữu cơ, tạo tinh bột cho cây. Giải thích: Vì dung dịch iodine được dùng làm thuốc thử nhận biết sự hiện diện của tinh bột. Ở phần lá có bịt bằng băng keo đen (không xảy ra quá trình quang hợp) và không bịt bằng băng keo đen (xảy ra quá trình quang hợp) sẽ cho phản ứng khác nhau với thuốc thử iodine. 0.25 điểm 2. Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích sự lựa chọn của em. a. Sai. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng nhờ các sắc tố quang hợp nên phải diễn ra khi có ánh sáng. 0.25 điểm b. Sai. Quang hợp diễn ra ở các sinh vật có sắc tố quang hợp (tảo lam, vi khuẩn lam,…) chứ không riêng thực vật. 0.25 điểm c. Sai. Vì quá trình quang hợp giúp hấp thụ CO 2 và thải ra O 2 , giúp duy trì sự cân bằng khí quyển. 0.25 điểm
d. Đúng. Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quang hợp, nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng của quang hợp. 0.25 điểm Câu II (1.5 điểm) Đọc đoạn thông tin sau Người Neanderthal được xác định sống ở châu Âu và vùng Cận Đông cách đây khoảng 200 000 đến 28000 năm trước. Một số nhà khoa học ở châu Âu đã cho rằng người hiện đại châu Âu có nguồn gốc khác với người hiện đại ở các châu lục khác và được tiến hoá từ hai nhóm người Homo neanderthalensis khác nhau. Một nghiên cứu so sánh sự tương đồng của DNA ti thể từ hóa thạch của hai nhóm người Homo neanderthalensis; một mẫu Homo sapiens từ châu Âu và một mẫu Homo sapiens từ châu Á. Kết quả cho thấy, giữa hai mẫu DNA ti thể của hai nhóm người Homo neanderthalensis khác nhau 3,4%; giữa người hiện đại châu Âu và hai nhóm người Homo neanderthalensis khác nhau 24%; giữa người hiện đại châu Âu và người hiện đại châu Á sai khác nhau 4,3%. Svante Pääbo và cộng sự đến từ Viện nhân chủng học tiến hoá Max Planck đã tiến hành giải trình tự gene ti thể của người Denisova và phát hiện thấy mối quan hệ họ hàng giữa nhóm người tuyệt chủng này với người Neanderthal và người hiện đại. Các nghiên cứu kết luận rằng người Denisova là hậu duệ của một quần thể Homo erectus di cư rất sớm ra khỏi châu Phi, hoàn toàn khác biệt với người hiện đại và người Neanderthal. Nghiên cứu của Svante Pääbo và cộng sự đã được trao giải Nobel trong lĩnh vực Y sinh năm 2022. Từ thông tin trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Giải thích tại sao người Neanderthal không được coi là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại Homo sapiens? 2. Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích. a. Người Neanderthal đã xuất hiện ở châu Âu và nhiều châu lục khác trên thế giới. b. Giả thuyết về nguồn gốc của người hiện đại châu Âu cho rằng họ tiến hóa từ nhóm Homo neanderthalensis khác với người hiện đại châu Á. c. Người Denisova có mối quan hệ họ hàng với cả người Neanderthal và người hiện đại. d. Người Denisova là một nhóm Homo erectus từng di cư ra khỏi châu Phi và có cùng nguồn gốc với người Neanderthal. Trả lời: 1. Giải thích tại sao người Neanderthal không được coi là tổ tiên trực tiếp của người hiện đại Homo sapiens? Đáp án: Vì nghiên cứu DNA ti thể cho thấy mức độ sai khác lớn giữa người Neanderthal và người hiện đại (24%). Điều này chứng minh rằng người hiện đại Homo sapiens tiến hóa độc lập, không phải là hậu duệ trực tiếp của người Neanderthal. (0.5 điểm) 2. Các nhận định sau đây là đúng hay sai? Giải thích sự lựa chọn của em. a. Sai. Người Neanderthal được xác định sống ở cả châu Âu và vùng Cận Đông. (0.25 điểm) b. Đúng. Dựa trên sự khác biệt trong trình tự DNA ti thể một số nhà khoa học châu Âu đã đưa ra giả thuyết này. (0.25 điểm) c. Đúng. Khi giải trình tự gene ti thể của người Denisova cho thấy người Denisova có liên hệ di truyền với cả người Neanderthal và người hiện đại. (0.25 điểm)
d. Sai. Người Denisova là hậu duệ của một quần thể Homo erectus di cư rất sớm ra khỏi châu Phi nhưng hoàn toàn khác biệt với người Neanderthal. (0.25 điểm) Câu III (2.0 điểm) Vinblastine là một loại thuốc được chiết xuất từ cây Dừa cạn (Catharanthus roseus), có tác dụng ức chế sự hình thành vi ống trong tế bào ung thư, khiến tế bào bị mắc kẹt trong kỳ giữa của nguyên phân và không thể phân chia, giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của khối u và kích hoạt quá trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis). Các nghiên cứu trên chuột cho thấy Vinblastine có hiệu quả trong việc giảm kích thước khối u, làm chậm sự phân chia tế bào, và tăng tỷ lệ chết tế bào, giúp cải thiện hiệu quả điều trị ung thư. 1. Vì sao ức chế hình thành vi ống trong tế bào ung thư có thể giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của khối u? 2. Nếu Vinblastine khiến tế bào ung thư bị mắc kẹt trong kỳ giữa, tác động này có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của người không? Tại sao? 3. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18. Một tế bào lưỡng bội nguyên phân một số lần. Trong quá trình nguyên phân, ở một thời điểm có 1 tế bào bị rối loạn phân li NST, tạo ra tế bào 4n. Sau đó tất cả các tế bào đều tiếp tục nguyên phân bình thường. Quá trình nguyên phân đã tạo ra 56 tế bào lưỡng bội và 4 tế bào tứ bội. Biết rằng mỗi chu kì tế bào kéo dài 30 phút và tế bào tứ bội cũng có thời gian của chu kì tế bào giống tế bào lưỡng bội. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? a. Quá trình phân bào trên đã kéo dài bao lâu? b. Lần phân bào xảy ra đột biến là lần phân bào thứ mấy? c. Tính số NST môi trường cung cấp cho quá trình phân bào trên. Trả lời: 1. Vì vinblastine có tác dụng ức chế sự hình thành vi ống trong tế bào ung thư  tế bào ung thư không thể phân chia, kích hoạt quá trình chết tế bào theo chương trình  ngăn chặn sự tăng trưởng của khối u. (0.5 điểm). 2. Có. Vì tế bào của hệ miễn dịch có nguồn gốc từ sự phân chia và biệt hóa của tế bào tủy xương, nên vinblastin cũng ảnh hưởng đến sự phân chia của tế bào tủy xương  ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (giảm hoạt động). (0.5 điểm) 3. a. Trong quá trình phân bào có 1 tế bào bị rối loạn  tạo 4 tế bào 4n  số tế bào giảm đi so với bình thường là: 4 tế bào.  tổng số tế con được sinh ra nếu không xảy ra đột biến: 56 + 4*2 = 64 tế bào Gọi k là số lần phân bào của tế bào ban đầu (k là số nguyên dương) Ta có: 2 k =64  k=6 (lần) (0.25 điểm) Thời gian đi phân bào của tế bào ban đầu là: 30 * 6 = 180 phút = 3 giờ. (0.25 điểm) b. Tế bào 4n đi phân bào tạo 4 tế bào con  tế bào 4n sau khi được tạo ra đã đi phân bào 2 lần. Lần phân bào bị đột biến là lần phân bào thứ 4. (0.25 điểm) c. Số NST môi trường cung cấp cho tế bào trên đi phân bào là: 2n * (2k -1) = 1134 NST (0.25 điểm)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.