Nội dung text Lớp 10. Đề KT chương 4 (Đề số 2).docx
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 4 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào dưới đây đúng? A. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. B. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố. C. Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các nguyên tố. D. Phản ứng oxi hoá - khử là một loại phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia trao đổi cho nhau thành phần cấu tạo của nó mà không làm thay đổi chỉ số oxi hoá. Câu 2. Trong phản ứng hóa học: FeO + H 2 0t Fe + H 2 O , mỗi nguyên tử iron (Fe) đã A. nhận 3 electron. B. nhường 3 electron. C. nhận 2 electron. D. nhường 2 electron. Câu 3. Cho phản ứng: SO 2 + Br 2 + 2H 2 O → 2HBr + H 2 SO 4 . Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là A. Br 2 , SO 2 . B. H 2 O, SO 2 . C. SO 2 , Br 2 . D. Br 2 , H 2 O. Câu 4. Trong phản ứng oxi hoá - khử, chất nhường electron được gọi là A. acid. B. base. C. chất oxi hoá. D. chất khử. Câu 5. Số oxi hóa là một số đại số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử? A. Hóa trị. B. Điện tích. C. Khối lượng D. Số hiệu. Câu 6. Trong các hợp chất: MnO 2 , KMnO 4 , MnCl 2 , K 2 MnO 4 , nguyên tố Mn có số oxi hóa cao nhất trong hợp chất nào? A. MnO 2 . B. KMnO 4 . C. MnCl 2 . D. K 2 MnO 4 . Câu 7. Trong phân tử NH 4 NO 3 thì số oxi hoá của hai nguyên tử nitrogen lần lượt là A. +1 và + 1. B. –3 và +5. C. –4 và +6. D. –3 và +6. Câu 8. Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử ? A. KOH + HCl → KCl + H 2 O. B. BaO + CO 2 → BaCO 3 . C. 2NaOH + CuCl 2 → Cu(OH) 2 + 2NaCl. D. 2Al + Fe 2 O 3 → Al 2 O 3 + 2Fe. Câu 9. Sản xuất gang trong công nghiệp bằng cách sử dụng khí CO khử Fe 2 O 3 ở nhiệt độ cao theo phản ứng sau: Fe 2 O 3 + 3CO 2Fe + 3CO 2 . Trong phản ứng trên chất đóng vai trò chất khử là A. CO. B. Fe 2 O 3 . C. Fe. D. CO 2 . Câu 10. Cho phản ứng: Fe + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO 2 + H 2 O. Trong phương trình hóa học của phản ứng trên, khi hệ số của NO 2 là 3 thì hệ số của H 2 O là A. 4. B. 2. C. 3. D. 6. Câu 11. Chất nào sau đây chỉ có tính khử? A. F 2 . B. S. C. HCl. D. Na. Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó với giả thiết hợp chất là ion. B. Trong hợp chất, oxygen có số oxi hóa bằng -2, trừ một số trường hợp ngoại lệ. C. Số oxi hóa của hydrogen trong các hydride kim loại bằng +1. D. Các nguyên tố phi kim có số oxi hóa thay đổi tùy thuộc vào hợp chất chứa chúng. Câu 13. Số oxi hóa của carbon và oxygen trong 2 24CO lần lượt là Mã đề thi: 402
A.+3, -2. B. +4, -2. C. +1, -3. D. +3, -6. Câu 14. Cho các phản ứng sau: (1) PCl 3 + Cl 2 → PCl 5 (2) Cu + 2AgNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag (3) CO 2 + 2LiOH → Li 2 CO 3 + H 2 O (4) FeCl 2 + 2NaOH → Fe(OH) 2 + 2NaCl (5) 4KClO 3 ot KCl + 3KClO 4 Số phản ứng oxi hóa – khử là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Câu 15. Cho phản ứng hoá học: 4Cr + 3O 2 2Cr 2 O 3 . Trong phản ứng trên xảy ra A. sự oxi hoá Cr và sự oxi hoá O 2 B. sự khử Cr và sự khử O 2 . C. sự oxi hoá Cr và sự khử O 2 . D. sự khử Cr và sự oxi hoá O 2 . Câu 16. Cho phương trình phản ứng hóa học sau: aNH 3 + bO 2 cNO + dH 2 O. Với a, b, c, d là số nguyên tối giản, giá trị b là A. 1. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 17. Trong các phản ứng sau phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa – khử? A. 2H 2 SO 4 + S to 3SO 2 + 2H 2 O. B. 4H 2 SO 4 loãng + Fe 3 O 4 Fe 2 (SO 4 ) 3 + FeSO 4 + 4H 2 O. C. 6H 2 SO 4 đặc +2 Fe to Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3SO 2 + 6H 2 O. D. 4H 2 SO 4 đặc + 2FeO to Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + 4H 2 O. Câu 18. Trong phản ứng: 2KMnO 4 + 16HCl 2KCl+ 2MnCl 2 + 5Cl 2 + 8H 2 O. Trong phương trình trên, tỉ lệ số phân tử HCl bị oxi hoá và số phân tử HCl làm môi trường là A. 1 : 8. B. 8 : 1. C. 3 : 5. D. 5 : 3. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai? a. Chất oxi hóa là chất nhường electron hay sự làm tăng số oxi hóa. b. Trong quá trình oxi hóa, chất khử nhường electron và bị oxi hóa xuống số oxi hóa thấp hơn. c. Trong phản ứng oxi hóa – khử, sự oxi hóa và sự khử luôn xảy ra đồng thời. d. Sự chuyển hóa nitrogen trong tự nhiên là một quá trình oxi hóa - khử. Câu 2. Đèn oxygen – acetylene có cấu tạo gồm 2 ống dẫn khí: một ống dẫn khí oxygen, một ống dẫn khí acetylene. Khi đèn hoạt động, hai khí này được trộn vào nhau để thực hiện phản ứng đốt cháy theo sơ đồ: C 2 H 2 + O 2 ot CO 2 + H 2 O Phản ứng tỏa nhiệt lớn có nhiệt độ đạt đến 3000 o C. a. Các nguyên tố có sự thay đổi số oxi hóa là C và O. b. Trong phản ứng trên, chất oxi hóa là C 2 H 2 còn chất khử là O 2 . c. Phản ứng tỏa nhiệt lượng rất lớn nên được dùng hàn cắt kim loại. d. Tổng hệ số cân bằng của phương trình là 15. Câu 3. Diêm là một dụng cụ tạo lửa phổ biến từ thời kỳ cận đại tới nay. Diêm an toàn được thiết kế bằng việc sử dụng phosphor đỏ vốn không tự cháy khi ma sát thông thường, nhưng nếu trộn với potassium chlorate (KClO 3 ) thì lại dễ cháy. Trong sản phẩm diêm an toàn hiện nay, KClO 3 được tách riêng khỏi phosphor đỏ để ngăn cháy ngoài ý muốn. Que diêm được thiết kế dưới dạng que nhỏ làm bằng gỗ, đầu tẩm lưu huỳnh và bọc KClO 3 . Vỏ bao diêm (hoặc tờ bìa đi kèm kẹp diêm) thì bôi phosphor đỏ. Người sử dụng quẹt đầu KClO 3 vào phần phosphor đỏ để ma sát tạo ra sự cháy. Các phản ứng xảy ra khi đốt cháy diêm: 2KClO 3 ot 2KCl + 3O 2 (1) S 6 Sb 4 + 9O 2 ot 6SO 2 + 2Sb 2 O 3 (2)
4P + 5O 2 ot 2P 2 O 5 (3) a. Trong phản ứng (1), KClO 3 vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa. b. Quá trình oxi hóa xảy ra trong phản ứng (2), (3) là 02 2O4e2O . c. Phosphor đỏ có khả năng tự bốc cháy khi ma sát thông thường. d. Cả ba phản ứng trên đều là phản ứng oxi hóa – khử. Câu 4. Trong quá trình bảo quản, một mẫu iron(II) sulfate bị oxi hoá một phần thành hợp chất iron(III). Hàm lượng iron (II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium permanganate theo sơ đồ sau: FeSO 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4 0t Fe 2 (SO 4 ) 3 + MnSO 4 + K 2 SO 4 + H 2 O. a. Trong phản ứng trên, H 2 SO 4 đóng vai trò là chất oxi hoá. a. Trong phản ứng trên, tỉ lệ số mol của chất oxi hoá và chất khử tương ứng là 1 : 5. c. Trong phản ứng trên, hệ số nguyên tối giản của H 2 O là 6. d. Nếu đã dùng hết 200 mL dung dịch KMnO 4 0,1M thì nồng độ FeSO 4 trong 500 mL dung dịch mẫu là 0,2M. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Nước oxi già có tính oxi hóa mạnh, do khả năng oxi hóa của hydrogen peroxide (H 2 O 2 ). Số oxi hóa của nguyên tử O trong phân tử H 2 O 2 là bao nhiêu? Câu 2. Gỉ sét là quá trình oxi hóa kim loại, mỗi năm phá hủy khoảng 25% sắt thép. Gỉ sét được hình thành do kim loại sắt (Fe) trong gang hay thép kết hợp với oxygen khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt gang hay thép bị gỉ hình thành những lớp xốp và giòn dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong. Sau thời gian dài, bất kì khối sắt nào cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân hủy. Thành phần chính của sắt gỉ gồm Fe(OH) 2 , Fe 2 O 3 .nH 2 O. Một số phản ứng xảy ra trong quá trình gỉ sắt: Fe + O 2 + H 2 O Fe(OH) 2 (1) Fe + O 2 + H 2 O + CO 2 Fe(HCO 3 ) 2 (2) Fe(HCO 3 ) 2 Fe(OH) 2 + CO 2 (3) Fe(OH) 2 + O 2 + H 2 O Fe 2 O 3 .nH 2 O (4) Liệt kê các phản ứng oxi hóa – khử theo dãy số thứ tự tăng dần (Ví dụ: 1234, 24,…). Câu 3. Cho phản ứng: Fe 3 O 4 + H 2 SO 4 Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O. Tổng hệ số cân bằng (tối giản) của các chất trong phản ứng là bao nhiêu? Câu 4. Trong số các chất sau: Cl 2 , HCl, F 2 , SO 2 , Fe(NO 3 ) 3 , NO 2 . Có bao nhiêu chất vừa đóng vai trò là chất oxi hóa, vừa đóng vai trò là chất khử? Câu 5. Cho potassium iodide (KI) tác dụng với potassium permanganate (KMnO 4 ) trong dung dịch sulfuric acid (H 2 SO 4 ) thu được I 2 , K 2 SO 4 và 3,02 gam manganese (II) sulfate (MnSO 4 ), Tính khối lượng potassium iodide (KI) đã tham gia phản ứng là bao nhiêu gam? Câu 6. Quặng pyrite có thành phần chính là FeS 2 được dùng làm nguyên liệu để sản xuất sulfuric acid. Xét phản ứng đốt cháy: t 22232FeSOFeOSO Tính thể tích không khí (chứa 21% thể tích oxygen, ở điều kiện chuẩn) cần dùng là bao nhiêu m 3 để đốt cháy hoàn toàn 2,4 tấn FeS 2 trong quặng pyrite (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 4 - LỚP 10 MÔN: HÓA HỌC Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 B 10 C 2 C 11 D 3 A 12 C 4 D 13 A 5 B 14 A 6 B 15 C 7 B 16 A 8 D 17 B 9 A 18 D Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a S 3 a Đ b S b S c Đ c S d Đ d Đ 2 a Đ 4 a S b S b Đ c Đ c S d S d Đ Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 -1 4 5 2 124 5 16,6 3 26 6 6493