PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text A. VẬN DỤNG KIẾN THỨC NGỮ VĂN.docx




 Nhận diện yếu tố chêm xen trong câu văn, dòng thơ qua các dấu hiệu hình thức (dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn) được người viết sử dụng để đánh dấu sự tách biệt với thông tin chính trong câu.  Nêu và làm rõ tác dụng của yếu tố chêm xen (bổ sung ý nghĩa, gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm của câu). Ví dụ: xem câu hỏi đọc hiểu 2 đề 5. 2.2. Biện pháp tu từ liệt kê Biện pháp tu từ sử dụng một chuỗi yếu tố cùng loại (sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái,...) trong cùng một câu, một đoạn nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng, tạo hiệu quả, ấn tượng mạnh trong miêu tả, kể chuyện, trình bày và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết.  Phát hiện chuỗi sự vật, sự việc, trạng thái,... được người viết kể ra và các dấu hiệu hình thức đi kèm (dấu hai chấm trước khi liệt kê; dấu phẩy sau mỗi sự vật, sự việc,... được liệt kê; dấu ba chấm hoặc kí hiệu v.v. sau chuỗi liệt kê) để xác định và gọi tên biện pháp tu từ.  Nêu và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê (Làm cho thông tin về đối tượng được nói đến hiện lên đầy đủ, rõ ràng, gây ấn tượng mạnh; Làm cho việc diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu, hiệu quả hơn; Nhấn mạnh ý, chứng minh sáng rõ cho nhận định của tác giả...; Thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết trong tả, kể, thuyết phục,... theo đó, làm tăng tính biểu cảm cho lời nói, văn bản). Ví dụ: xem câu hỏi và đáp án câu 2 đề 9. 2.3. Biện pháp tu từ lặp cấu trúc Biện pháp tu từ sử dụng những cụm từ hoặc câu có cùng kiểu cấu trúc nhằm nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu, sự liên kết cho lời nói, văn bản. Biện pháp lặp cấu trúc có thể xuất hiện trong phép đối.  Quan sát kĩ câu văn, đoạn văn, phát hiện các cụm từ, câu có cùng kiểu cấu trúc được sử dụng để xác định và gọi tên biện pháp tu từ lặp cú pháp.  Nêu và làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ lặp cú pháp (nhấn mạnh nội dung biểu đạt, tạo nhịp điệu, sự liên kết,...). Ví dụ: xem câu hỏi đọc hiểu 3 đề 6. 2.4. Biện pháp tu từ đối Biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ (cùng từ loại) hoặc câu (cùng cấu trúc) sóng đôi với nhau nhằm nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cân xứng, hài hoà cho lời thơ, lời văn.  Quan sát ngữ liệu, phát hiện các từ ngữ, câu có cùng từ loại, cùng cấu trúc được sắp xếp sóng đôi với nhau để xác định và gọi tên biện pháp tu từ đối.  Nêu và làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ đối (nhấn mạnh sự tương đồng hoặc tương phản giữa các nội dung cần biểu đạt, tạo nhịp điệu và tăng vẻ đẹp cân xứng, hài hoà). Ví dụ: xem câu hỏi đọc hiểu 2 đề 9. 2.5. Biện pháp tu từ nói mỉa Biện pháp tu từ trong đó người viết dùng những từ ngữ có sắc thái trang trọng, tích cực nhưng lại đi kèm ngụ ý đánh giá ngược lại, nhằm mỉa mai, châm biếm, đả kích đối tượng được nói đến hoặc đùa vui, trêu chọc, nhắc khéo,... trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, gần gũi.  Đọc kĩ ngữ liệu, phát hiện mâu thuẫn giữa nghĩa hiển ngôn của lời nói (tích cực, ca tụng, trang trọng, trung lập, khách quan,,..) với nghĩa hàm ngôn (phê phán, phủ định,...); chú ý các yếu tố hình thức (từ ngữ khen ngợi, pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá, yếu tố nhại,...) để xác định và gọi tên biện pháp tu từ.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.