PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên Đề 1 - NGUYÊN TỬ - .docx

Nguyễn Thị Bích Ngọc Yopo.vn Page 1 Quy ước tên file: CHUYÊN ĐỀ SỐ 1 - NGUYÊN TỬ - NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC - NGHỆ AN ========================================= Tên Chuyên Đề: NGUYÊN TỬ Phần A: Lí Thuyết I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử ♦ Nguyên tử rỗng, gồm H¹tnh©n:chøaproton(mang®iÖn)vµneutron(kh«ngmang®iÖn). Vánguyªntö:chøac¸celectron(mang®iÖn©m). Hạt Kí hiệu Khối lượng (kg) Khối lượng (amu) Điện tích (C) Điện tích tương đối Hạt nhân Proton p 1,673.10 -27  1 +1,602.10 -19 +1 Neutron n 1,675.10 -27  1 0 0 Vỏ Electron e 9,109.10 -31  0,00055 -1,602.10 -19 -1 ♦ Nguyên tử trung hòa điện: số proton (P) = số electron (E). ♦ Khối lượng nguyên tử: m nt = m p + m n + m e  m p + m n (do m e rất nhỏ so với m p,n ) II. Kích thước và khối lượng nguyên tử ♦ Nguyên tử có kích thước rất nhỏ, dùng đơn vị nm (nanomet), pm (picomet) hay o A (angstrom): 1nm = 10 -9 m; 1pm = 10 -12 m; 1 o A =10 -10 m. - Nguyên tử có đường kính khoảng 10 -10 m (1 o A ); đường kính hạt nhân rất nhỏ so với nguyên tử. Đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân khoảng 10 4 - 10 5 lần. ♦ Khối lượng nguyên tử rất nhỏ, dùng đơn vị khối lượng nguyên tử: amu 1amu = 1 12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị carbon 12. 1amu = 1,6605.10 -27 kg = 1,6605.10 -24 g
Nguyễn Thị Bích Ngọc Yopo.vn Page 2 Phần B: Bài Tập Được Phân Dạng Dạng 1: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phát biểu nào sai khi nói về neutron? A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử. B. Có khối lượng bằng khối lượng proton. C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron. D. Không mang điện. Câu 2: Đặc điểm của electron là A. mang điện tích dương và có khối lượng. B. mang điện tích âm và có khối lượng. C. không mang điện và có khối lượng. D. mang điện tích âm và không có khối lượng. Câu 3: Trường hợp nào sau đây có sự tương ứng giữa hạt cơ bản với khối lượng và điện tích của chúng? A. Proton, m 0,00055 amu, q = +1. B. Neutron, m 1 amu, q = 0. C. Electron, m 1 amu, q = -1. D. Proton, m 1 amu, q = -1. Câu 4: Nếu đường kính của nguyên tử khoảng 10 2 pm thì đường kính của hạt nhân khoảng A. 10 2 pm. B. 10 -4 pm. C. 10 -2 pm. D. 10 4 pm. Câu 5: Nguyên tử R có điện tích lớp vỏ nguyên tử là -41,6.10 -19 C. Điều khẳng định nào sau đây là không chính xác? A. Lớp vỏ nguyên tử R có 26 electron. B. Hạt nhân nguyên tử R có 26 proton. C. Hạt nhân nguyên tử R có 26 neutron. D. Nguyên tử R trung hòa về điện. Câu 6: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong A là A. 12. B. 24. C. 13. D. 6. Câu 7: Trong nguyên tử Al, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong Al là bao nhiêu? A. 13. B. 15. C. 27. D. 14. Câu 8: Khối lượng của nguyên tử magnesium là 39,8271.10 -27 kg. Khối lượng của magnesium theo amu là A. 23,978. B. 66,133.10 -51 . C. 24,000. D. 23,985.10 -3 . Câu 9: Nguyên tử helium có 2 proton, 2 neutron, 2 electron. Khối lượng của các electron chiếm bao nhiêu % khối lượng nguyên tử helium? A. 2,72%. B. 0,272%. C. 0,0272%. D. 0,0227%. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. C. Hạt nhân nguyên tử cấu thành từ các hạt proton và neutron. D. Vỏ nguyên tử cấu thành từ các hạt electron. Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tất cả các nguyên tử đều có proton, neutron và electron. B. Proton và electron là các hạt mang điện, neutron là hạt không mang điện.
Nguyễn Thị Bích Ngọc Yopo.vn Page 3 C. Electron tạo nên lớp vỏ nguyên tử. D. Số lượng proton và electron trong nguyên tử là bằng nhau. Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng? A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron. B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm. D. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân. Câu 13: Thông tin nào sau đây không đúng? A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu. B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu. C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu. D. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân. Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron. B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron. C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron. D. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử. Câu 15: Cho 1 mol kim loại X. Phát biểu nào dưới đây đúng? A. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 mol nguyên tử hydrogen. B. 1 mol X chứa số lượng nguyên tử bằng số lượng nguyên tử trong 1 12 mol nguyên tử carbon. C. 1 mol X có khối lượng bằng khối lượng 1 mol hydrogen. D. 1 mol X có khối lượng bằng 1 2 khối lượng 1 mol carbon. Câu 16: Cho các phát biểu sau: (a) Nếu 1 nguyên tử có 17 electron thì nguyên tử đó cũng có 17 proton. (b) Nếu 1 nguyên tử có 17 electron thì nguyên tử đó cũng có 17 neutron. (c) Nếu 1 nguyên tử có 17 electron thì ion tạo ra từ nguyên tố đó có 17 proton. (d) Nếu 1 nguyên tử có 17 electron thì ion tạo ra từ nguyên tố đó có 17 neutron. (e) Nếu 1 nguyên tử có 17 electron thì ion tạo ra từ nguyên tố đó có 17 electron. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải Bao gồm: a, c. (b) Sai vì trong nguyên tử chỉ có số p = số e. (d), (e) Sai vì nguyên tử và ion cùng một nguyên tố chỉ khác nhau về số e còn số p và số n giống nhau. Câu 17: Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron. (2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở lớp vỏ. (3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton. (4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron.
Nguyễn Thị Bích Ngọc Yopo.vn Page 4 (5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải Bao gồm : 3, 5. (1) Sai vì có trường hợp đặc biệt như hạt nhân nguyên tử H chỉ có proton. (2) Sai vì khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân. (4) Sai vì trong hạt nhân, hạt mang điện là proton. Câu 18: Cho các phát biểu sau: (a) Điện tích của proton và electron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu. (b) Có những nguyên tử không chứa neutron nào. (c) Một số nguyên tử không có bất kì proton nào (d) Điện tích của proton và neutron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu. (e) Trong nguyên tử, số hạt proton luôn bằng số hạt electron. (g) Khối lượng của proton và neutron xấp xỉ bằng nhau và lớn hơn nhiều khối lượng của electron. Số phát biểu không đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Hướng dẫn giải Bao gồm: (c), (d). (c) Sai vì proton là hạt đặc trưng cho nguyên tử, nguyên tố nên bất cứ nguyên tử nào cũng phải có proton. (d) Sai vì neutron không mang điện.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.