Nội dung text Bài 1 Đọc 1. Trong lời mẹ hát.docx
Ngày soạn:…/…./…. Ngày dạy:…/…./…… TIẾT: VĂN BẢN 1: TRONG LỜI MẸ HÁT I. MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: 1. Kiến thức - Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản Trong lời mẹ hát. - Nhận biết và phân tích được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua nghệ thuật, phân tích được một số căn cứ để xác định được chủ đề, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản Trong lời mẹ hát. 2. Năng lực Năng lực đặc thù Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. Phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề. Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống con người của tác giả trong văn bản văn học. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học 3. Phẩm chất Yêu thương con người, yêu thiên nhiên II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên Giáo án Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Trong lời mẹ hát. b. Nội dung: GV yêu cầu học sinh dựa vào trải nghiệm cá nhân: Hãy chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ. c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh: Em hãy chia sẻ với các bạn một một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
thức ngữ văn và làm việc nhóm năm, thực hiện nhiệm vụ sau: Trình bày đặc trưng thể loại của thơ sáu chữ và thơ bảy chữ? (nguồn internet) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận - GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị + Dự kiến khó khăn: Học sinh chưa đọc phần Tri thức ngữ văn, gặp khó khăn trong việc tổng hợp + Tháo gỡ khó khăn: Câu hỏi gợi mở để HS trả lời; gọi HS khác giúp đỡ bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, khích lệ HS; chốt lại kiến thức. nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng. Thể thơ không bị giới hạn về nội dung và thường được dùng để miêu tả nỗi nhớ chung, cảm xúc tâm tư hoặc đơn giản là miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, con người. - Vần: Bên cạnh cách phân loại vần chân, vần lưng, vần trong thơ còn được phân loại thành vần liền và vẫn cách (thuộc vần chân). + Vần liền là trường hợp tiếng cuối của dòng thơ liên tiếp vần với nhau. + Vần cách là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. Ví dụ: a. Đâu những chiều sương phủ bãi đồng/ Lúa mềm xao xác ở ven sông (Tố Hữu, Nhớ đồng) b. Con nghe dập dờn tiếng lúa Lời ru hóa hạt gạo rồi Thương mẹ một đời khốn khó Vẫn giàu những tiếng ru nôi