PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (File HS).pdf

CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Định luật bảo toàn khối lượng 1. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng - Định luật bảo toàn khối lượng (ĐL BTKL): Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. - Giải thích: Trong các phản ứng hóa học, chỉ có các liên kết giữa các nguyên tử thay đổi còn số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn. 2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng - Xét phản ứng: A + B → C + D Phương trình bảo toàn khối lượng: mA + mB = mC + mD. Trong một phản ứng có n chất, khi biết khối lượng của (n - 1) chất thì ta sẽ tính được khối lượng của chất còn lại. II. Phương trình hóa học 1. Phương trình hóa học - Phương trình hóa học là cách thức biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học của các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm. VD: 2H2 + O2 → 2H2O 2. Các bước lập phương trình hóa học - Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, biểu diễn chất phản ứng và sản phẩm dạng công thức hóa học. - Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức + Cách 1: Phương pháp chẵn – lẻ. + Cách 2: Phương pháp cân bằng theo thứ tự: KL → PK → H → O. - Bước 3: Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh. Chú ý: ● Hệ số viết ngang với kí hiệu của chất. ● Không thay đổi chỉ số của công thức đã viết đúng. ● Nếu trong công thức hóa học có nhóm nguyên tử (OH, NO3, SO4, ...) thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng. 3. Ý nghĩa của phương trình hóa học - Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số của mỗi chất trong phương trình hóa học.  
DẠNG 1: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG ❖ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [KNTT - SGK] Carbon tác dụng với oxygen theo sơ đồ: Giải thích tại sao khối lượng carbon dioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen? Câu 2. [CD - SGK] Giải quyết tình huống: (a) Khi đốt cháy hoàn toàn một mẩu gỗ, ta thu được tro có khối lượng nhẹ hơn ban đầu. Theo em, sự thay đổi khối lượng này có mâu thuẫn với định luật bảo toàn khối lượng không? (b) Đề xuất các bước tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng định luật bảo toàn khối lượng trong tình huống trên. Câu 3. [CD - SGK] Tính khối lượng FeS tạo thành trong phản ứng của Fe và S, biết khối lượng của Fe và S đã tham gia phản ứng lần lượt là 7 gam và 4 gam. Câu 4. Đốt cháy hết 9 gam kim loại magnesium (Mg) trong không khí thu được 15 gam hợp chất magnesium oxide (MgO). Biết rằng, magnesium cháy là xảy ra phản ứng với khí oxygen (O2) trong không khí . (a) Viết phương trình chữ của phản ứng. (b) Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra. (c) Tính khối lượng của khí oxygen đã phản ứng. Câu 5. Cho kẽm (zinc) phản ứng với hydrochloric acid (HCl) tạo thành muối zinc chloride (ZnCl2) và khí hydrogen (H2). (a) Viết phương trình chữ của phản ứng. (b) Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng. (c) Cho biết khối lượng của kẽm và hydrochloric acid đã phản ứng là 6,5 gam và 7,3 gam, khối lượng của zinc chloride là 13,6 gam. Hãy tính khối lượng khí hydrogen bay lên. Câu 6. Cho 14,2 gam sodium sulfate (Na2SO4) phản ứng vừa đủ với barium chloride (BaCl2) sau phản ứng thu được 23,3 gam barium sulfate (BaSO4) và 11,7 gam sodium chloride (NaCl). (a) Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng. (b) Hãy tính khối lượng barium chloride (BaCl2) đã tham gia phản ứng. Câu 7. Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28 g bột sắt (iron) và 20 g bột lưu huỳnh (sulfur) thu được 44 g chất iron (II) sulfide (FeS) màu xám. Biết rằng, để cho phản ứng xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh (sulfur). (a) Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng. (b) Tính khối lượng lưu huỳnh (sulfur) lấy dư. Câu 8. Calcium carbonate (CaCO3) là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hóa học sau: Calcium carbonate → Calcium oxide + carbon dioxide Biết rằng khi nung 280 kg đá vôi tạo ra 140 kg calcium oxide (CaO – vôi sống) và 110 kg khí carbon dioxide (CO2). (a) Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng. (b) Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng calcium carbonate chứa trong đá vôi. Gợi ý: 3 3 CaCO CaCO ® ̧ v«i m %m .100% m 

(b) Tính khối lượng của khí oxygen tham gia phản ứng. Câu 17. Một thanh sắt (iron) nặng 560 gam để ngoài không khí bị khí oxygen phản ứng tạo thành gỉ là iron (II, III) oxide có công thức là Fe3O4. Đem cân thanh sắt (iron) thì nặng 576 gam. (a) Viết phương trình chữ cho phản ứng này. (b) Viết công thức khối lượng của phản ứng xảy ra. (c) Khí oxygen đã phản ứng bao nhiêu gam? Câu 18. Nung hỗn hợp gồm hai muối calcium carbonate (CaCO3) và magnesium carbonate (MgCO3) thu được 76 gam rắn và 66 gam khí carbonic (CO2). Tính khối lượng của hai muối ban đầu. Câu 19. Nung nóng 200 gam iron (III) hydroxide (Fe(OH)3) một thời gian thu được 80 gam iron (III) oxide (Fe2O3) và 27 gam nước (H2O). (a) Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng. (b) Tính phần trăm khối lượng Fe(OH)3 đã bị phân hủy. Câu 20. Để điều chế aluminium sulfide (Al2S3) người ta đem nung trong không khí 27 gam nhôm (aluminium) và 60 gam lưu huỳnh (sulfur). Sau khi phản ứng kết thúc chỉ thu được 75 gam aluminium sulfide. Biết rằng, để cho phản ứng xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. (a) Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng. (b) Tính khối lượng Lưu huỳnh (sulfur) lấy dư. Câu 21. Biết rằng calcium oxide (CaO – vôi sống) hóa hợp với nước tạo ra calcium hydroxide (Ca(OH)2 – vôi tôi), chất này tan được trong nước, cứ 56 gam CaO hóa hợp vừa đủ với 18 gam H2O. Bỏ 2,8 gam CaO vào trong một cốc lớn chứa 400 ml nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2, còn gọi là nước vôi trong. (a) Tính khối lượng của calcium hydroxide. (b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2, giả sử nước trong cốc là nước tinh khiết (D = 1g/ml). DẠNG 2: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ❖ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [CD - SGK] (a) Lập phương trình hóa học của phản ứng magnesium (Mg) tác dụng với oxygen (O2) tạo thành magnesium oxide (MgO). (b) Lập phương trình hóa học của phản ứng khi cho dung dịch sodium carbonate (Na2CO3) tác dụng với dung dịch calcium hydroxide (Ca(OH)2) tạo thành calcium carbonate (CaCO3) không tan (kết tủa) và sodium hydroxide (NaOH). Câu 2. [KNTT - SGK] Lập phương trình hóa học và xác định tỉ lệ số phân tử của các chất trong sơ đồ phản ứng hóa học sau: Na2CO3 + Ba(OH)2    BaCO3 + NaOH Câu 3. [CTST - SGK] Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử và số phân tử của các chất trong mỗi sơ đồ phản ứng sau: (a) Na + O2   Na2O (b) Na2CO3 + Ba(OH)2   NaOH + BaCO3 (c) Fe + O2   Fe3O4 Câu 4. Cho các sơ đồ phản ứng sau: (a) Na + O2    Na2O (b) Al + O2    Al2O3 (c) Fe + Cl2    FeCl3 (d) P2O5 + H2O    H3PO4

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.