Nội dung text Na - CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG.docx
2 ĐỀ CƯƠNG CHÍNH TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG Câu 1: Chính trị là gì? Phân tích: chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật 1. Chính trị là gì? 1.1. Những quan niệm ngoài mácxít 1.1.1. Hy Lạp cổ đại - Theo Platon, một nhà triết học cổ đại Hy lạp, chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị. - Aristos: chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc xã hội, con người là động vật chính trị sống có trách nhiệm. 1.1.2. Trung Quốc cổ, cận đại - Theo nghĩa của từ: thuật ngữ CT (politia) theo nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp có nguồn gốc từ “thành bang” (polis), nhà nước cổ đại Hy Lạp. Theo đó, CT là công việc nhà nước. - Khổng Tử: chính trị là chính đạo, chính danh. - Tôn Trung Sơn: + Chính: việc của dân chúng. + Trị: quản lý việc của dân chúng. => Chính trị: quản lý việc của dân chúng. 1.1.3. Các nhà chính trị Đức,Mỹ, Nhật - Các nhà chính trị học Đức: Theo Mác Weber, chính trị là khát vọng tham gia quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia. - Các nhà chính trị học Mỹ: ctrị là tìm kiếm các giải pháp để thực hiện phân phối các lợi ích. Bánh lợi ích thì có hạn mà lòng tham thì vô đáy, ai cũng muốn => đấu tranh giành lấy nó=> ai mạnh thì dược nhiều, muốn xã hội ổn định thì phải phân chia bánh lợi ích cho các giai cấp khác nhau. - Các nhà chính trị học Nhật Bản: chính trị là khát vọng, là hoạt động tìm kiếm khả năng áp đặt quyền lực chính trị 1.2. Quan niệm chủ nghĩa Mác – Lênin: