PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ STEM VẬT LÝ 10. XE ĐUA BẰNG PHẢN LỰC CT.Image.Marked.pdf

Trang 1 CHỦ ĐỀ: XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC 1. TÊN CHỦ ĐỀ: XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC (Số tiết: 03 – Vật lý lớp 10 – Cơ bản) 2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ + Xây dựng khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng kiến thức đã biết về định luật II và III Niu Tơn. Vận dụng định luật bảo toàn động lượng giải quyết một số vấn đề thực tiễn: va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực... + Thiết kế và chế tạo được xe đồ chơi chuyển động được từ những vật liệu đơn giản. - Địa điểm: Tổ chức tại phòng học. - Thời gian: + Tiết 1 : Hoạt động 1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ + Tiết 2: Hoạt động 3. TRÌNH BÀY BẢN THIẾT KẾ + Tiết 3: Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM XE ĐUA CHẠY BẰNG PHẢN LỰC TỪ VẬT LIỆU TÁI CHẾ - Môn chủ đạo: Vật lý 10 cơ bản + Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng + Bài 8. CÔNG NGHỆ 11: Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật. 3. MỤC TIÊU a. Kiến thức: + Viết được công thức tính động lượng và nêu được đơn vị đo động lượng. + Phát biểu và viết được hệ thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật. + Nêu được một số ví dụ trong thực tế về chuyển động bằng phản lực. + Vận dụng được kiến thức về định luật bảo toàn động lượng để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. b. Kĩ năng: - Tính toán, vẽ được bản thiết kế xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế đảm bảo các tiêu chí đề ra; - Lập kế hoạch cá nhân/nhóm để chế tạo và thử nghiệm dựa trên bản thiết kế; - Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được các ý kiến thảo luận; - Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm. c. Phát triển phẩm chất: - Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học;

Trang 3 - Xác định được kiến thức cần tìm hiểu để thiết kế, chế tạo và giải thích hoạt động của xe đua chạy bằng phản lực d. Cách thức tổ chức Tổ chức nhóm học tập: - Giáo viên chia nhóm của lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm gồm 9 học sinh. Các nhóm đặt tên nhóm, phân công nhiệm vụ của các thành viên. Hình thức hoạt động: làm việc toàn lớp Câu hỏi định hướng - Đồ chơi xe bong bóng gồm những bộ phận nào? - Bộ phận động lực của xe bong bóng được làm như thế nào? Giáo viên phác thảo bản vẽ phương án thiết kế đồ chơi xe bong bóng. * Gia công, lắp ráp và thử nghiệm đồ chơi xe bong bóng Hình thức hoạt động: làm việc nhóm Yêu cầu đối với xe đua chạy bằng phản lực: chuyển động thẳng về phía trước, đi được càng xa càng tốt. Bước 1: Giáo viên các dụng cụ, vật liệu cần thiết để chế tạo xe đua chạy bằng phản lực cho các nhóm. Học sinh xem video hướng dẫn 1 lần. Bước 2: Các nhóm tiến hành gia công, lắp ráp đồ chơi xe bong bóng Các công việc các nhóm cần thực hiện: lắp ráp bộ phận động lực; lắp ráp khung xe;... Bước 3: Vận hành thử nghiệm đồ chơi xe bong bóng Thổi bong bóng và đặt xe xuống đất, quan sát quá trình di chuyển của xe. Nếu xe không chuyển động hay chuyển động bị lệch, di chuyển được đoạn đường quá ngắn thì cần gia công, chế tạo lại xe. * Nhận xét đánh giá Bước 1: Các nhóm nộp lại dụng cụ, vật liệu còn dư cho giáo viên. Giáo viên thụ lại đồ chơi xe bong bóng từ các nhóm Bước 2: Nhận xét quá trình làm việc của các nhóm. Nhận xét chung toàn lớp. Nhận xét riêng từng nhóm, khen bằng lời nhóm làm tốt, nhắc nhở bằng lời nhóm không hoàn thành nhiệm vụ.
Trang 4 Tiêu chí Nội dung Điểm 1 Hoạt động theo định luật bảo toàn động lượng 5 2 Sản phẩm có hình thức đẹp, bền chắc. 4 3 Vật liệu tái chế  70% 5 4 Xe hoạt động được 5 5 Xe chạy được xa nhất 3 6 Xe chạy được thẳng nhất 2 5 Trình bày, trả lời được các câu hỏi của các nhóm khác và đặt câu hỏi phản biện cho các nhóm khác 6 Tổng 30 + Hoàn thành bản thiết kế theo tiêu chí sau: Tiêu chí Nội dung Điểm 1 Có bản vẽ mô tả (rõ ràng, khoa học, đẹp) 5 2 Có bản vẽ kĩ thuật (Có các thông số kĩ thuật) 5 3 Trình bày được cấu tạo, mô tả được vai trò của các bộ phận 4 4 Giải thích được rõ ràng nguyên lý hoạt động của xe thông qua kiến thức bài định luật bảo toàn động lượng.s 5 5 Trình bày báo cáo sinh động, hấp dẫn. 5 6 Trả lời được các câu hỏi phản biện và tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho các nhóm báo cáo 6 Tổng 30 Yêu cầu của bản thiết kế: + Bản thiết kế bao gồm bản vẽ mô tả (hình dạng, cấu tạo và dự kiến vật liệu) + Bản vẽ kỹ thuật (có các thông số kỹ thuật, nguyên lý hoạt động) Thống nhất tiến trình dự án: STT Nội dung Thời gian Ghi chú 1 Đặt vấn đề, giao nhiệm vụ: Chế tạo xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế 45’ Hoạt động tại lớp 2 Tìm hiểu kiến thức nền, đề xuất phương án thiết kế 3 ngày Học sinh làm việc theo nhóm tại nhà 3 Trình bày, bảo vệ phương án thiết kế 45’ Hoạt động tại lớp 4 Chế tạo xe đua chạy bằng phản lực từ vật liệu tái chế theo phương án thiết kế 3 ngày Học sinh làm việc theo nhóm tại nhà 5 Trình bày sản phẩm và thảo luận, đánh giá sản phẩm 45’ Hoạt động tại lớp Thống nhất tiêu chí đánh giá: Giáo viên cùng với học sinh bàn bạc và thống nhất tiêu chí đánh giá Hoạt động 2. NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN (Hoạt động ở nhà) a. Mục đích của hoạt động - Học sinh hình thành kiến thức mới về: + khái niệm động lượng và định luật bảo toàn động lượng xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên đơn giản và vận dụng kiến thức đã biết về định luật II và III Niu Tơn.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.