PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 11. PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ.docx

1 BÀI 11. PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Phương pháp Nguyên tắc Cách tiến hành ứng dụng Phương pháp chưng cất. Chưng cất là sự tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn Phương pháp chiết Chiết là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự hòa tan khác nhau của chúng trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau Chiết lỏng – lỏng : thường dùng để tách các chất hữu cơ hòa tan trong nước Chiết lỏng – lỏng : Tách chất hữu cơ ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước Chiết lỏng – rắn: dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn Chiết lỏng – rắn: ngâm rượu thuốc, phân tích thổ nhưỡng, phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản Phương pháp kết tinh Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ + Hòa tan chất rắn lẫn tạp chất vào dung môi để tạo dung dịch bão hòa ở nhiệt độ cao + Lọc nóng loại bỏ chất không tan + Để nguội và làm lạnh dung dịch thu được, chất cần tinh chế sẽ kết tinh + Lọc để thu được chất rắn Dùng để tách và tinh chế chất rắn Sắc kí cột Là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh + Sử dụng các cột thủy tinh có chứa các chất hấp phụ dạng bột (pha tĩnh) + Cho hỗn hợp cần tách lên cột sắc kí Dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau
2 + Pha động là dung môi và dung dịch mẫu chất cần tách di chuyển qua cột + Pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt lớn, có khả năng hấp phụ khác nhau các chất trong hỗn hợp cần tách + Cho dung môi thích hợp chảy liên tục qua cột sắc kí + Loại bỏ dung môi để thu được chất cần tách B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MỨC ĐỘ 1: BIẾT Câu 1. Để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau, nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn là phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 2. Dùng phương pháp nào sau đây để tách và tinh chế chất rắn? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 3. Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta dùng phương pháp? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 4. Phương pháp chiết nào sau đây thường dùng để tách các chất hữu cơ hòa tan trong nước? A. Chiết lỏng – lỏng. B. Chiết lỏng – rắn C. chiết rắn – rắn. D. chiết lỏng - khí. Câu 5. Phương pháp dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn? A. Chiết lỏng – lỏng. B. Chiết lỏng – rắn C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 6. Phương pháp dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 7. Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp đây là cách tiến hành của phương pháp? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 8. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ? A. Phương pháp điện phân. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột.
3 Câu 9. Phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ là phương pháp? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 10. Sử dụng các cột thủy tinh có chứa các chất hấp phụ dạng bột trong sắc kí cột thuộc pha nào sau đây? A. Pha động. B. Pha lỏng C. Pha tĩnh. D. Pha rắn. Câu 11. Pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt …(1), có khả năng ….(2) khác nhau các chất trong hỗn hợp cần tách. (1) và (2) lần lượt là A. bé – hấp thụ. B. lớn – hấp thụ C. lớn – hấp phụ. D. bé – hấp phụ. Câu 12. Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất ….(1) dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo …..(2). (1) và (2) lần lượt là A. lỏng – thời gian. B. rắn – nhiệt độ. C. lỏng – nhiệt độ. D. rắn – thời gian. Câu 13. Để phân tích thổ nhưỡng người ta dùng phương pháp nào sau đây? A. Chiết lỏng – lỏng. B. Chiết lỏng – rắn C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 14. Phương pháp nào sau đây được ứng dụng để ngâm rượu thuốc? A. Chiết lỏng – lỏng. B. Chiết lỏng – rắn C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Chiết lỏng – lỏng dùng để tách chất hữu cơ ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước. B. phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta dùng chiết lỏng – rắn. C. Sắc kí cột dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau D. Phương pháp kết tinh dùng để tách và tinh chế chất lỏng MỨC ĐỘ 2 : HIỂU Câu 16. Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì? A. Khi để lâu, mật ong bị oxi hóa trong không khí tạo kết tủa. B. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh tinh bột. C. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường glucose và fructose. D. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường sucrose. Câu 17. Nấu rượu uống thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết
4 C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 18. Làm đường từ mía thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 19. Ngâm hoa quả làm xiro thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 20. Giã lá cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Sắc kí cột. Câu 21. Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước được dùng để tách các chất có nhiệt độ sôi cao và không tan trong nước. Không thực hiện được phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước cho quá trình nào sau đây A. tinh dầu bưởi. B. rượu. C. tinh dầu sả chanh. D. tinh dầu tràm. Câu 22. Sau khi chưng cất cây sả bằng hơi nước, người ta dùng phương pháp chiết để tách riêng lớp tinh dầu ra khỏi nước. Phát biểu không đúng là A. Hỗn hợp thu được tách thành hai lớp. B. Tinh dầu nặng hơn nước nên nằm phía dưới C. Lớp trên là tinh dầu sả, lớp dưới là nước. D. Khối lượng riêng của tinh dầu sả nhẹ hơn nước. Câu 23. Cho các phát biểu sau (1) Sử dụng phương pháp kết tinh để làm đường cát, đường phèn từ nước mía. (2) Để thu được tinh dầu sả người ta dùng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. (3) Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều, người ta dùng cách chưng cất thường. (4) Mật ong để lâu thường có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai do có sự kết tinh đường. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 24. Cho các phát biểu sau (1) Ngâm hoa quả làm xiro thuộc phương pháp chiết (2) Làm đường từ mía thuộc phương pháp chưng cất. (3) Nấu rượu uống thuộc phương pháp kết tinh. (4) Phân tích thổ nhưỡng thuộc phương pháp chiết lỏng - rắn. (5) Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản dùng phương pháp chưng cất Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.