PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 1. TÍNH CHẤT CHUNG KIM LOẠI (File HS).doc

CHỦ ĐỀ 1: TÍNH CHẤT CHUNG KIM LOẠI. A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN PHẦN 2: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN MỨC ĐỘ 1 : BIẾT MỨC ĐỘ 2 : HIỂU MỨC ĐỘ 3,4: VẬN DỤNG – VẬN DỤNG CAO PHẦN 3: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI PHẦN 4: BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I.TÍNH CHẤT VẬT LÍ KIM LOẠI 1. Tính chất vật lí chung: + Tính dẻo: Au dẻo nhất( dễ kéo sợi, dễ dát mỏng). + Dẫn điện : Ag>Cu>Au>Al>Fe + Dẫn nhiệt : tốt nhất là Ag + Ánh kim. 2.Tính chất vật lí riêng: Nhiệt độ nóng chảy: cao nhất tungsten (W): 3410 o C, thấp nhất : mecury (Hg) : - 39 o C. II.TÍNH CHẤT HÓA HỌC KIM LOẠI 1.Tác dụng với phi kim a) Tác dụng với oxygen: Hầu hết các kim loại trừ Au,... Đốt dây sắt (iron) trong bình oxyge Rắc bột nhôm (aluminium) trên ngọn lửa đèn cồn Đốt dây magnesium ngoài không khí 0 t 2343Fe+2OFeO 4Al + 3O 2 0t 2Al 2 O 3 2Mg + O 2 0t 2MgO b) Tác dụng với phi kim khác Na (sodium) với Cl 2 (chlorine) sắt (iron) với Cl 2 (chlorine) 2Na +Cl 2 0t 2NaCl 2Fe +3Cl 2 0t 2FeCl 3 Fe +S 0t FeS ; 2Al + 3S 0t Al 2 S 3 ; Cu +Cl 2 0t CuCl 2 2.Tác dụng với nước - Ở nhiệt độ thường kim loại nhóm IA(Li, Na, K, Rb, Cs), IIA (trừ Mg, Be còn Ca, Sr, Ba): phản ứng mãnh liệt với H 2 O ngay ở nhiệt độ thường (khử nước ở nhiệt độ thường).
Kim loại sodium phản ứng với nước Na + H 2 O  NaOH + 1 2 H 2 Ba + 2H 2 O  Ba(OH) 2 + H 2 - Kim loại Mg, Al, Zn,Fe,....phản với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxide và hydrogen. Zn + H 2 O (hơi) 0t ZnO +H 2 Fe + H 2 O (hơi) o>570C FeO + H 2 ; 3Fe + 4H 2 O (hơi) o570C Fe 3 O 4 + 4H 2 - Kim loại Cu, Ag, Au,...không tác dụng với nước ở nhiệt độ cao. 3. Tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) Một số kim loại (trừ Cu,Ag,Au,...) + HCl  muối + H 2 Fe + 2HCl  FeCl 2 + H 2 iron (II) choride 2Al + 6HCl  2AlCl 3 + 3H 2 aluminium choride 4.Tác dụng với dung dịch muối Kim loại (không tan trong nước) + dung dịch muối  Muối mới + kim loại mới a)Trước phản ứng b)Trong phản ứng c)Sau phản ứng Sắt (iron) tác dụng với dung dịch CuSO 4 . Fe + CuSO 4  FeSO 4 + Cu màu xanh không màu => hiện tượng Fe có màu đỏ của Cu (do Cu bám lên Fe) và dung dịch nhạt màu xanh Zn + 2AgNO 3  Zn(NO 3 ) 2 + 2Ag III. MỘT SỐ KHÁC BIỆT VỀ TÍNH CHẤT GIỮA CÁC KIM LOẠI THÔNG DỤNG Nhôm (Aluminium) Sắt (Iron) Vàng (gold) Màu sắc Màu trắng bạc màu trắng xám màu vàng Khối lượng riêng (g/cm 3 ) 2,70 7,87 19,29 Nhiệt độ nóng chảy ( o C) 660 1535 1065 khả năng phản ứng với oxyen Tạo oxide Al 2 O 3 tạo oxide Fe 3 O 4 Không phản ứng chlorine Tạo muối AlCl 3 Tạo muối FeCl 3 Không phản ứng dung dịch hydrochloric acid Tạo dung dịch AlCl 3 và giải phóng H 2 Tạo dung dịch FeCl 2 và giải phóng H 2 Không phản ứng dung dịch copper (II) sulfate Tạo dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 và sinh ra Cu Tạo dung dịch FeSO 4 và sinh ra Cu Không phản ứng B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. (SGK-KNTT) Trả lời các câu hỏi sau: 1.Khi uốn các thanh thuỷ tinh, gỗ, nhôm (aluminium), thép (thành phần chính là sắt), thanh nào có thể bị uốn cong mà không gãy?
2.Khi dùng búa đập vào các vật thể bằng đồng, gỗ, vàng, nhôm, cao su, sứ, vật thể nào bị biến dạng (vỡ vụn, dát mỏng,...)? 3.Khi nhúng thìa nhôm vào cốc nước sôi, tay cầm cán thìa sẽ thấy nóng. Hiện tượng này chứng tỏ tính chất gì của nhôm? 4. Dựa vào các số liệu trong bảng sau hãy giải thích vì sao dây dẫn điện thường làm bằng đồng và nhôm mà không làm bằng sắt. Bảng : Điện trở suất của một số chất ở nhiệt độ phòng (20 °C)* Kim loại Điện trở suất (  ) Hợp kim Điện trở suất (  ) Bạc 1,47.10 -8 Nikelin 40,00.10 -8 Đồng l,70.10 -8 Manganin 43,00.10 -8 Vàng 2,35.10 -8 Constantan 50,00.10 -8 Nhôm 2,80.10 -8 Nicrom 110,00. 10 -8 Tungsten 5,50. 10 -8 Sắt 12,00.10 -8 5.Quan sát bề mặt viên gạch, mảnh nhôm, mảnh đồng, bể mặt nào có vẻ sáng lấp lánh (ánh kim)? Câu 2. (SGK-KNTT) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa kẽm (zinc), đồng (copper) với khí oxygen. Câu 3. (SGK-KNTT) Tại sao đồ vật làm bằng kim loại như sắt (iron), nhôm(aluminium), kẽm (zinc), đồng(copper),... để lâu trong không khí bị mất ánh kim, còn đồ trang sức bằng vàng để lâu trong không khí vẫn sáng, đẹp? Câu 4. (SGK-KNTT) Viết phương trình hoá học của các phản ứng giữa kim loại Mg, Zn với phi kim S. Câu 5. (SGK-KNTT) Phản ứng của kim loại kẽm (zinc) với dung dịch hydrochloric acid được dùng để điều chế khí hydrogen trong phòng thí nghiệm. Tính lượng kẽm (zinc) và thể tích dung dịch hydrochloric acid 1 M cần dùng để điều chế 250 mL khí hydrogen (điều kiện chuẩn). Câu 6. (SGK-KNTT) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi cho kim loại magnesium vào dung dịch hydrochloric acid. Câu 7. Cho lần lượt Mg, Al, Zn tác dụng được với dung dịch CuSO 4 , AgNO 3 . Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 8 (SGK-CTST). Vì sao người ta có thể cán mỏng hoặc uốn cong các vật liệu làm từ nhôm (aluminium) một cách dễ dàng? Câu 9(SGK-CTST). Trong thực tế, dây dân điện thường được làm từ kim loại nào? Vì sao bạc là kim loại dẫn điện tốt nhất nhưng không được sử dụng để làm dây dẫn điện? Dây dẫn truyền tải điện Câu 10(SGK-CTST). Trước khi bóng đèn LED ra đời, bóng đèn sợi đốt với dây tóc được làm từ kim loại tungsten (W) được sử dụng rất phổ biến. Dựa vào tính chất vật lí nào mà kim loại tungsten được sử dụng làm dây tóc bóng đèn? Câu 11(SGK-CTST).Vì sao một số kim loại như magnesium, kẽm (zinc) để lâu ngoài không khí sẽ mất đi ánh kim ban đầu ?
Câu 12(SGK-CTST). Theo em, khi cho mẩu sodium vào nước thì sẽ diễn ra sự biến đổi vật lí hay biến đổi hoá học? Vì sao dung dịch trong chậu thuỷ tinh lại chuyển sang màu hồng? Sodium phản ứng với nước (có thêm vài giọt phenolphthalein) Câu 13(SGK-CTST). Hãy cho biết sản phẩm tạo thành khi cho kim loại aluminium vào dung dịch hydrochloric acid. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Câu 14(SGK-CTST). Hãy dự đoán và viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho kim loại đồng (copper) vào dung dịch silver nitrate (AgNO 3 ). Câu 15(SGK-CTST). Vì sao các đồ dùng (của, bàn ghế, ...) làm từ vật liệu kim loại thường phải sơn phủ một lớp trên bề mặt? Câu 16(SGK-CTST). Vì sao các nhà khảo cổ khi khám phá thấy những đồ vật bằng vàng thường vẫn còn nguyên vẹn, không bị hoen gỉ? Câu 17(SGK-CD). Các vật dụng trong hình bên dưới được chế tạo dựa trên tính chất vật lí nào của kim loại? a) Giấy nhôm bọc thực phẩm b) Hộp đựng thức ăn được làm từ nhôm Câu 18(SGK-CD). Quan sát hình bên dưới, nêu hiện tượng trước và sau khi chạm hai đầu dây dẫn A và B vào mẩu kim loại. Giải thích. a)Trước khi chạm hai đầu dây dẫn a)Sau khi chạm hai đầu dây dẫn vào mẩu kim loại. vào mẩu kim loại. Câu 19(SGK-CD). Quan sát đồ trang sức được làm bằng vàng, bạc (hình bên dưới), em hãy cho biết màu sắc và vẻ sáng của chúng. Vòng tay làm từ kim loại vàng và bạc Câu 20(SGK-CD). Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng bột lưu huỳnh rắc lên thuỷ ngân vì thuỷ ngân tác dụng với lưu huỳnh tạo thành chất mới không bay hơi và dễ thu gom hơn. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra. Câu 21(SGK-CD). Quan sát hình bên dưới cho biết trước, trong và sau một thời gian phản ứng, màu của dung dịch CuSO 4 và đinh sắt thay đổi như thế nào? Giải thích. Sodium

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.