PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHƯƠNG 5. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC - (Bản Học Sinh).docx

1 TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 10 CHƯƠNG 5: NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC Học sinh: …………………………………………………………….……………. Lớp: ………………. Trường .……………………………………………………. Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST Không giới thiệu Giới thiệu sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng Không đề cập Các phản ứng tỏa nhiệt (< 0) thường diễn ra thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt (> 0) Không đề cập + < 0 ⇒ chất bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó. + > 0 ⇒ chất kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó. Các giá trị nhiệt tạo thành chuẩn và năng lượng liên kết giữa các sách có sự khác nhau ⇒ đề bài cho giá trị nào thì dùng giá trị đó. MỚI MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý
2 CĐ1: Phản ứng hóa học và enthalpy CĐ2: Cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học CĐ3: Ôn tập chương 5 CĐ1 PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ ENTHALPY PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt Phản ứng tỏa nhiệt Phản ứng thu nhiệt - Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. - Các phản ứng tỏa nhiệt có thể có hoặc không cần khơi mào, khi phản ứng đã xảy ra hầu hết không cần đun nóng tiếp. - Ví dụ: Phản ứng đốt cháy xăng, dầu, gas, củi, … - Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt. - Hầu hết các phản ứng thu nhiệt đều cần khơi mào và khi phản ứng xảy ra vẫn cần tiếp tục đun nóng. - Ví dụ: Phản ứng nung đá vôi, hòa tan viên C sủi vào nước, … II. Biến thiên enthalpy của phản ứng và ý nghĩa ♦ Một số từ viết tắt và kí hiệu - chất đầu (cđ); sản phẩm (sp); phản ứng (reaction: r); tạo thành (fomation: f); chất rắn (solid: s); chất lỏng (liquid: l); chất khí (gas: g); chất tan trong nước (aqueous: aq) liên kết (bond: b). ♦ Biến thiên enthalpy (hay nhiệt phản ứng) là nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng trong điều kiện áp suất không đổi. - Kí hiệu: Δ r H; đơn vị: kJ hoặc kcal (1 J = 0,239 cal) ♦ Biến thiên enthalpy chuẩn - Điều kiện chuẩn (đkc): Nhiệt độ: 25 o C (hay 298K), áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch). - Biến thiên enthalpy chuẩn () là nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng ở điều kiện chuẩn. - Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học kèm theo trạng thái các chất và nhiệt phản ứng. VD: CH 4(g) + 2O 2(g) → CO 2 (g) + 2H 2 O (l) = -890,0 kJ Phương trình nhiệt hóa học cho biết: chất phản ứng, sản phẩm, tỉ lệ phản ứng, điều kiện phản ứng, trạng thái các chất và nhiệt phản ứng. III. Enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) - Enthalpy tạo thành hay nhiệt tạo thành (Δ f H) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở trạng thái bền vững, ở một điều kiện xác định. - Nếu phản ứng thực hiện ở điều kiện chuẩn được gọi là enthalpy tạo thành chuẩn ().

4 (c) Enthalpy tạo thành hay nhiệt tạo thành (Δ f H) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành …..(11)…….chất đó từ các đơn chất ở trạng thái …..(12)……., ở một điều kiện xác định. Câu 2. Đun nóng hai ống nghiệm: Ống (1) chứa bột potassium chlorate (KClO 3 ), ống (2) chứa bột sulfur (S), xảy ra các phản ứng: (1) 3KClO 3 (s) → 2KCl(s) + 3O 2 (g) (2) S(s) + O 2 (g) → SO 2 (g) Khi ngừng đun, ở ống (1) phản ứng dừng lại, ở ống (2) phản ứng vẫn xảy ra. Hãy cho biết phản ứng nào là phản ứng tỏa nhiệt? phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt? Câu 3. [CD – SBT] Mỗi quá trình sau đây là thu nhiệt hay tỏa nhiệt? (1) (lỏng, ở ) (hơi, ở ). (2) (lỏng, ở ) (rắn, ở ). (3) (Đá vôi) (4) Khí methane cháy trong oxygen. Câu 4. Các quá trình sau thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích ngắn gọn? (a) Đốt một ngọn nến. (b) Nước đóng băng. (c) Hòa tan muối ăn vào nước thấy cốc nước trở nên mát. (d) Luộc chín quả trứng. (e) Hòa tan một ít bột giặt trong tay với nước, thấy tay ấm. (g) Muối kết tinh từ nước biển ở các ruộng muối. (h) Giọt nước đọng lại trên lá cây vào ban đêm. (i) Đổ mồ hôi sau khi chạy bộ. Câu 5. [CD – SBT] Khi pha loãng 100 ml đặc bằng nước thấy cốc đựng dung dịch nóng lên. Vậy quá trình pha loãng đặc là quá trình thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Theo em, khi pha loãng đặc nên cho từ từ đặc vào nước hay ngược lại? Vì sao? Câu 6. Cho các phương trình nhiệt hoá học: (1) 2NaHCO 3 (s) Na 2 CO 3 (s) + CO 2 (g) + H 2 O(g) (2) 4NH 3 (g) + 3O 2 (g) 2N 2 (g) + 6H 2 O(l) Các phương trình nhiệt hóa học trên cho biết những gì? Câu 7. Cho các phương trình nhiệt hoá học: (1) CaCO 3 (s) CaO(s) + CO 2 (g) (2) C 2 H 4 (g) + H 2 (g) C 2 H 6 (g)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.