PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 10 DE ON KTGK 1 HOA 11 NAM 2024-2025. GIAI.DTT - Copy.doc.pdf

ThS. Dương Thành Tính – Zalo: 0356481353 Bộ 10 đề ôn kiểm tra giữa kì 1 hóa học 11 năm 2024 - 2025 Họ, tên thí sinh: ...........................................................Số báo danh:............................. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Chương I: CÂN BẰNG HÓA HỌC Khái niệm về cân bằng hóa học ( 5 CÂU = 3BIẾT + 2 HIỂU) Câu 1. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào? A. vt = 2vn. B. vt = vn 0. C. vt = 0,5vn. D. vt = vn = 0. Câu 2. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. Trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau. B. Có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. Chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. Xảy ra giữa hai chất khí. Câu 3 : Hằng số K của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác. Câu 4. Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng, A. Thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi. B. Thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi. C. Phản ứng hoá học không xảy ra. D. Tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần. Câu 5: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng: 4 NH3 (g) + 3 O2 (g) 2 N2 (g) + 6 H2O(g) ( 0 r 298 H <0) Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi: A. Tăng nhiệt độ B. Thêm chất xúc tác C. Tăng áp suất D. Loại bỏ hơi nước Cân bằng trong dung dịch nước ( 5 CÂU = 3 BIẾT + 2 HIỂU) Câu 6: Dung dịch của một base ở 25oC có: A. [H+ ]=1,0.10-7M B. [H+ ]<1,0.10-7M C. [H+ ]>1,0.10-7M D. [H+ ].[OH- ]>1,0.10-14M Câu 7: Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp không xảy ra phản ứng là: A. HCl + Fe(OH)3 B. CuCl2 + AgNO3 C. KOH + CaCO3 D. K2SO4 + Ba(NO3)2 Câu 8: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch có pH = 9 thì giấy quỳ tím chuyển thành màu: A. Đỏ B. Xanh C. Không đổi màu D. Màu vàng Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 10,0 gam CaCO3 vào dung dịch HCl thu được V lít khí (ở đkc). Giá trị của V là: A. 9,916 lít B. 3,71875 lít C. 2,479 lít D. 4,958 lít Hướng dẫn giải CaCO3 n = 10/100 = 0,1 mol CaCO3 +2HCl ⎯⎯→ CaCl2 + CO2 +H2O SỞ GD- ĐT ................................. TRƯỜNG THPT .......................... ĐỀ SỐ 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024-2025 Môn: Hóa học lớp 11 Thời gian làm bài:50 phút, kể thời gian giao đề
ThS. Dương Thành Tính – Zalo: 0356481353 Bộ 10 đề ôn kiểm tra giữa kì 1 hóa học 11 2024-2025 1 0,1 → 0,1 (mol) => V = 0,1.24,79 = 2,479 L Câu 10. Vì sao dung dịch của các muối, acid, base dẫn điện? A. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron. B. Do phân tử của chúng dẫn được điện. C. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện. D. Do muối, acid, base có khả năng phân li ra ion trong dung dịch. Chương II: NITROGEN- SULFUR nitrogen (2 CÂU = 1 BIẾT + 1 HIỂU) Câu 11.Quan sát hình bên dưới cho biết trong không khí, khí nào chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất? A.Oxygen B. Nitrogen C. Carbon dioxide D. Argon Câu 12. Quan sát hình bên dưới và từ dữ kiện năng lượng liên kết trong phân tử N2, dự đoán về độ bền phân tử và khả năng phản ứng của nitrogen ở nhiệt độ thường. . Eb ( N N ) = 945 kJ/mol A. Kém bền và hoạt động hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. B. Bền và trơ về mặt hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. C. Bền và hoạt động hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. D. Kém bền và trơ về mặt hóa học mạnh ở nhiệt độ thường Hướng dẫn giải Phân tử N2 có liên kết ba và năng lượng liên kết lớn, nên ở điều kiện thường phân tử N2 bền và khá trơ về mặt hóa học. Ammonia và Muối ammonium (3 CÂU = 2 BIẾT + 1 HIỂU) Câu 13. Có các loại phân bón như NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4 các loại phân bòn này không thích hợp bón cho đất nào sau đây ? A. Đất chua B. Đất phù sa C. Đất bạc màu D. Đất nghèo dinh dưỡng. Hướng dẫn giải Vì phân có chứa ion NH4 + khi thuỷ phân tạo ra nhiều ion H3O + tạo môi trường acid → càng làm tăng độ chua của đất. Câu 14. Trong khí thải của quy trình sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón hóa học có lẫn khí NH3. Khí này rất độc đối với sức khỏe của con người và gây ô nhiễm môi trường. Con người hít phải khí này với lượng lớn sẽ gây ngộ độc: ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè; chảy nước mắt và bỏng mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng; mạch nhanh; lẫn lộn, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu
ThS. Dương Thành Tính – Zalo: 0356481353 Bộ 10 đề ôn kiểm tra giữa kì 1 hóa học 11 2024-2025 2 sự phối hợp, bồn chồn. Để xử lí NH3 lẫn trong khí thải, người ta có thể dẫn khí thải qua một bể lọc chứa hóa chất nào sau đây? A.Dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Nước. Câu 15. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ammonia? A. Trong công nghiệp, ammonia thường được sử dụng với vai trò chất làm lạnh (chất sinh hàn). B. Do có hàm lượng nitrogen cao (82,35% theo khối lượng) nên ammonia được sử dụng làm phân đạm rất hiệu quả. C. Phần lớn ammonia được dùng phản ứng vói acid để sản xuất các loại phân đạm. D. Quá trình tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen là quá trình thuận nghịch nên không thể đạt hiệu suất 100%. Một số hợp chất với oxygen của nitrogen (3 CÂU = 2 BIẾT + 1 HIỂU) Câu 16. Cho các chất khí sau: H2S, NO, NO2, SO2. Số khí gây ô nhiễm môi trường khi phát thải vào không khí là: A.1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 17: Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, sông hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng chứa nguyên tố nào sau đây ? A. N và O B. N và P C. P và O D. P và S Câu 18 : Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3 ⎯⎯→ Fe(NO3)3 + NO + H2O Hệ số tỉ lượng của HNO3 trong phương trình hoá học trên là A. 4. B. 1. C. 28. D. 10. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Trong cơ thể người, hemoglobin (Hb) kết hợp oxygen theo phản ứng thuận nghịch được biểu diễn đơn giản như sau: Hb + O2 HbO2 Ở phổi, nồng độ oxygen lớn nên cân bằng trên chuyển dịch sang phải, hemoglobin kết hợp với oxygen. Khi đến các mô, nồng độ oxygen thấp, cân bằng trên chuyển dịch sang trái, giải phóng oxygen. Nếu thiếu oxygen ở não, con người có thể bị đau đầu, chóng mặt. a. Để lượng oxygen lên não nhiều thì lượng HbO2 phải lớn. b. Khi tăng lượng HbO2 đến não thì lượng oxygen ở não nhiều hơn trong HbO2 nên HbO2 sẽ giải phóng oxygen để cung cấp cho não. c.Ta phải cung cấp nhiều oxygen hơn cho phổi bằng cách: ở nơi thoáng mát, hít sâu để nồng độ oxygen trong phổi cao hơn. d. Khi lên núi cao, một số người cũng gặp hiện tượng bị đau đầu, chóng mặt. Do ở trên núi cao, áp suất riêng phần của oxygen tăng, hàm lượng oxygen loãng, dẫn đến khi đến các mô cân bằng: Hb O HbO + 2 2 chuyển dịch theo chiều nghịch, làm giảm lượng HbO2 (oxygen trong các mô). Hướng dẫn giải a. Đúng: Để lượng oxygen lên não nhiều thì lượng HbO2 phải lớn. b. Sai: Khi tăng lượng HbO2 đến não thì lượng oxygen ở não ít hơn trong HbO2 nên HbO2 sẽ giải phóng oxygen để cung cấp cho não. c. Đúng: Ta phải cung cấp nhiều oxygen hơn cho phổi bằng cách: ở nơi thoáng mát, hít sâu để nồng độ oxygen trong phổi cao hơn. d. Sai: Khi lên núi cao, một số người cũng gặp hiện tượng bị đau đầu, chóng mặt. Do ở trên núi cao, áp suất riêng phần của oxygen giảm, hàm lượng oxygen loãng, dẫn đến khi đến các mô cân bằng: Hb O HbO + 2 2 chuyển dịch theo chiều nghịch, làm giảm lượng HbO2 (oxygen trong các mô). Câu 2. Trong dung dịch nước của acetic acid tồn tại cân bằng sau:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.