Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ- HS.docx
SINH THÁI HỌC CÁ THỂ - PHẦN I PHẦN I - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Quần thể là A. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới. B. tập hợp các cá thể khác loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. C. tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. D. tập hợp các cá thể cùng chi, cùng sinh sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh sản tạo ra những thế hệ mới có thể sinh sản được. Câu 2. Ví dụ nào sau đây không phải là một quần thể? A. Tập hợp cây săng lẻ (Lagerstroemia angustifolia) ở Tương Dương, Tuyên Quang. B. Tập hợp cò trắng (Egretta gaetta) ở Thung Nham, Ninh Bình. C. Tập hợp cây bần chua (Sonneratia caseolaris) sống trong rừng ngập mặn. D. Tập hợp đàn gà tre (Gallus gallus domesticus) nhốt trong lồng ở góc chợ. Câu 3. Cho những nội dung dưới đây, nội dung nào không đúng khi nói về quần thể? A. Quần thể là hệ thống mở, trong đó các cá thể thường xuyên trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường nhằm đảm bảo cho sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản, duy trì sự tồn tại của quần thể. B. Giữa các cá thể trong quần thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cùng với ngoại cảnh hình thành một cấu trúc hoàn chỉnh. C. Quần thể trong tự nhiên thường có xu hướng tập trung các cá thể tại một khu vực. D. Khi phát tán tới khu vực địa lí mới cá thể không thích nghi sẽ bị đào thải. Câu 4. Nhóm sinh vật nào sau đây không phải là một quần thể? A. Các cây cọ sống trên một quả đồi. B. Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên. C. Các con chim sống trong một khu rừng. D. Các con cá chép sống trong một cái hồ. Câu 5. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối? A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. Câu 6. Ví dụ nào sau đây không phải là tổ chức quần thể? A. Tập hợp các con voi châu phi tại công viên quốc gia. B. Tập hợp các cây tre trong bụi tre đầu làng. C. Tập hợp đàn cá mòi dưới đại dương. D. Tập hợp các con chim trong rừng. Câu 7. “ Cầy Mongoose thay phiên nhau đứng ở vị trí cao để cảnh giới chim săn mồi cho cả đàn an toàn khi kiếm ăn”. Đây là ví dụ về A. quan hệ hỗ trợ. B. ăn thịt đồng loại. C. kí sinh đồng loại. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 8. “Các cây tre sống thành bụi có khả năng chống chịu gió bão tốt hơn sống đơn độc”. Đây là ví dụ về
I. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường. II. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống. III. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm. IV. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể. A.2 B. 4 C.1 D. 3 Câu 18. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng cao quá mức tối đa thì A.sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. B.sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống. C.sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên. D.sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu. Câu 19. Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ A.hỗ trợ. B. cộng sinh. C.hội sinh. D. cạnh tranh. Câu 20. “Hải tượng phương nam (Mirounga leonina) đực đánh nhau giành con cái”. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào giữa các cả thể trong quần thể? A.hỗ trợ. B. cộng sinh. C.hội sinh. D. cạnh tranh. Câu 21. Cá pecca châu âu (Perca fluviatilis) ăn thịt các con cá cùng loài có kích thước nhỏ hơn, thậm chí là con của mình để tồn tại. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào giữa các cả thể trong quần thể? A.Hỗ trợ nhau trong kiếm ăn. B. Ăn thịt đồng loại. C. Kí sinh đồng loại. D. Cạnh tranh giành nguồn sống. Câu 22. Khi nói về vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Đảm bảo sự tăng kích thước không ngừng của quần thể. B. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. D. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. Câu 23. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa. C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.