PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 28 Sơ lược về phức chất.pdf

1 BÀI 28: SƠ LƢỢC VỀ PHỨC CHẤT A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT B. BÀI TẬP VẬN DỤNG CÂU HỎI BÀI HỌC Câu 1. [KNTT - SGK] Cho các phức chất sau: [Cu(H2O)6] 2+, [CoF6] 3- , [Ni(CO)4], [PtCl2(NH3)2] a. Hãy chỉ ra phối tử và nguyên tử trung tâm trong mỗi phức chất trên. b. Hãy cho biết số lượng phối tử có trong mỗi phức chất trên. c. Hãy cho biết điện tích của mỗi phức chất trên. Hƣớng dẫn giải a. Phức chất [Cu(H2O)6] 2+ có nguyên tử trung tâm là Cu2+ và phối tử là H2O. Phức chất [CoF6] 3- có nguyên tử trung tâm là Co3+ và phối tử là F- . Phức chất [Ni(CO)4] có nguyên tử trung tâm là Ni và phối tử là CO. Phức chất [PtCl2(NH3)2] có nguyên tử trung tâm là Pt2+ và phối tử là Cl- , NH3. • Phức chất là hợp chất có chứa nguyên tử trung tâm (Ký hiệu M) và các phối tử (ký hiệu L) • Nguyên tử trung tâm là các cation hoặc nguyên tử kim loại. Phối tử là các anion hoặc phân tử • Phức chất có thể mang điện hoặc không mang điện tích. Ví dụ :[Co(NH3 )6 ] 3+ , [Zn(OH)4 ] 2- , [Fe(CO)5 ], [Fe(CN)6 ] 4- , [Cu(NH3 )4 ] 2+ 1. Khái niệm về phức chất: • Dạng hình học của phức chất phổ biến là tứ diện, vuông phẳng và bát diện • Liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm của phức chất là liên kết cho – nhận, trong đó phối tử cho cặp electron chưa liên kết vào orbital trống của nguyên tử trung tâm 2. Một số hình dạng của phức chất • Khi tan trong nước, muối của các kim loại chuyển tiếp phân li thành các ion. Sau đó, cation kim loại chuyển tiếp (Mn+) thường nhận các cặp electron hóa trị riêng từ các phân tử H2O để hình thành các liên kết cho – nhận, tạo ra phức chất aqua • Mn+(aq) + m H2O(l) → [M(OH2 )m] n+(aq) • Hầu hết các phức aqua của kim loại chuyển tiếp đều có dạng hình học là bát diện [M(OH2 )6 ] n+ . Ví dụ : [Fe(OH2 )6 ] 2+ [Co(OH2 )6 ] 3+ 3. Sự hình thành phức chất aqua của một số kim loại chuyển tiếp trong dung dịch
2 b. Số lượng phối tử có trong các phức chất trên là: Phức chất [Cu(H2O)6] 2+ có 6 phối tử. Phức chất [CoF6] 3- có 6 phối tử. Phức chất [Ni(CO)4] có 4 phối tử. Phức chất [PtCl2(NH3)2] có 4 phối tử. c. Điện tích của các phức chất trên là: Phức chất [Cu(H2O)6] 2+ có điện tích +2. Phức chất [CoF6] 3- có điện tích -3. Phức chất [Ni(CO)4] không mang điện tích. Phức chất [PtCl2(NH3)2] không mang điện tích. Câu 2. [KNTT - SGK] 1. Hãy xác định số lượng phối tử L trong phân tử hoặc ion phức chất ứng với mỗi dạng hình học ở Bảng số 28.1 2. Hãy dự đoán dạng hình học của phức chất [Cu(H2O)6] 2+ Hƣớng dẫn giải 1. Dạng tứ diện có 4 phối tử Dạng vuông phẳng có 4 phối tử Dạng bát diện có 6 phối tử 2. Phức chất [Cu(H2O)6] 2+ có dạng hình bát diện. Câu 3. [KNTT - SGK] Cho các phức chất [Ag(NH3)2] + và [CoF6] 3- Hãy chỉ ra nguyên tử trung tâm, phối tử và giải thích sự hình thành liên kết trong mỗi phức chất trên. Hƣớng dẫn giải - Phức chất [Ag(NH3)2] + có nguyên tử trung tâm là Ag+ , phối tử là NH3 Liên kết trong phức chất [Ag(NH3)2] + được hình thành do NH3 cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của Ag + . - Phức chất [CoF6] 3- có nguyên tử trung tâm là Co3+, phối tử là F- Liên kết trong phức chất [CoF6] 3- được hình thành do Fcho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của Co 3+ . Câu 4. [KNTT - SGK] Phức chất aqua của Ni2+ và Zn2+ đều có dạng hình học bát diện. a. Viết công thức hóa học mỗi phức chất aqua trên. b. Mô tả sự hình thành liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm trong mỗi phức chất.
3 Hƣớng dẫn giải a. Phức chất aqua của Ni2+ có công thức [Ni(H2O)6 ] 2+ Phức chất aqua của Zn2+ có công thức [Zn(H2O)6 ] 2+ b.Liên kết trong các phân tử phức chất trên được hình thành do phân tử H2O cho cặp electron chưa tạo liên kết vào AO trống của Ni2+ và Zn2+ . CÂU HỎI SÁCH BÀI TẬP Câu 1. [KNTT - SBT] Phối tử trong phức chất [PtCl4] 2- và [Fe(CO)5] là A. Cl và C B. Pt và Fe C. Cl– và CO D. Cl và CO Câu 2. [KNTT - SBT] Số lượng phối tử có trong mỗi phức chất [PtCl4] 2- và [Fe(CO)5] là A. 4 và 5. B. 5 và 6. C. 5 và 2. D. 1 và 2. Câu 3. [KNTT - SBT] Nguyên tử trung tâm của các phức chất [PtCl4] 2- và [Fe(CO)5] lần lượt là A. Pt4+ và Fe2+ . B. Pt2+ và Fe2+ . C. Cl và CO. D. Pt2+ và Fe. Câu 4. [KNTT - SBT] Điện tích của phức chất [PtCl4] 2- và [Fe(CO)5] lần lượt là A. +2 và +5. B. +2 và 0. C. -1 và 0. D. -2 và 0. Câu 5. [KNTT - SBT] Công thức tổng quát của phức chất (với nguyên tử trung tâm M và phối tử L) có dạng tứ diện và bát diện lần lượt là A. [ML2] và [ML4]. B. [ML4] và [ML6]. C. [ML6] và [ML2]. D. [ML6] và [ML4]. Câu 6. [KNTT - SBT] Chọ phát biểu đúng nhất về dạng hình học có thể có của phức chất có dạng tổng quát [ML4] A. Tứ diện. B. Bát diện. C. Vuông phẳng. D. Tứ diện hoặc vuông phẳng. Câu 7. [KNTT - SBT] Phức chất [Cu(H2O)6] 2+ có dạng hình học là A. Vuông phẳng. B. Tứ diện. C. Bát diện. D. Đường thẳng. Câu 8. [KNTT - SBT] Chọn đáp án đúng nhất sau về liên kết trong phức chất [PtCl4] 2- A. Là liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự cho cặp electron chưa liên kết từ phối tử Cl– vào nguyên tử trung tâm Pt2+ . B. Là liên kết cộng hóa trị được hình thàn do sự cho cặp electron chưa liên kết từ nguyên tử trung tâm Pt2+ vào phối tử Cl– . C. Là liên kết tĩnh điện giữa nguyên tử trung tâm Pt2+ và phối tử Cl– . D. Là liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự ghép đôi cặp electron của phối tử Cl– và nguyên tử trung tâm Pt2+ . Câu 9. [KNTT - SBT] Điện tích của nguyên tử trung tâm trong phức chất [Co(NH3)6] 3+ và [FeF6] 3- lần lượt là A. +3 và +3 B. +3 và +2. C. +6 và -6. D. +3 và -3. Câu 10. [KNTT - SBT] Dạng hình học có thể có của phức chất [FeF6] 3- là A. Tứ diện. B. Bát diện. C. Vuông phẳng. D. Tứ diện hoặc vuông phẳng. Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d ở các câu sau Câu 11. [KNTT - SBT] Xét phức chất [CoCl2(NH3)4] + a. Nguyên tử trung tâm trong phức chất là CO2+ . b. Các phối tử có trong phức chất là Cl– và NH3 . c. Số lượng phối tử trong phức chất là 6. d. Điện tích của phức chất là +3. Hƣớng dẫn giải a. Sai vì nguyên tử trung tâm là Co3+ .
4 b. Đúng. c. Đúng. d. Sai vì điện tích của phức chất là +1. Câu 12. [KNTT - SBT] Xét phức chất [ZnCl4] 2+ a. Số lượng phối tử trong phức chất là 2. b. Liên kết trong phức chất được hình thành là do phối tử Cl– cho cặp electron chưa liên kết vào nguyên tử trung tâm Zn2 . c. Điện tích của phức chất là +3. d. Phức chất có thể có dạng hình học bát diện. Hƣớng dẫn giải a. Sai vì số lượng phối tử trong phức chất là 4. b. Đúng. c. Sai vì điện tích của phức chất là +2. d. Sai vì phức chất có thể có dạng hình học tứ diện hặc vuông phẳng. Câu 13. [KNTT - SBT] Xét phức chất [Ni(NH3)6] 2+ a. Phức chất có thể có dạng hình học tứ diện hoặc vuông phẳng. b. Liên kết trong phức chất được hình thành là do phối tử NH3 cho cặp eletron chưa liên kết vào nguyên tử trung tâm Ni+ . c. Nguyên tử trung tâm trong phức là Ni2+ . d. Điện tích của phức chất là +2. Hƣớng dẫn giải a. Sai vì có 6 phối tử. b. Sai vì nguyên tử trung tâm không phải Ni+ mà là Ni2+ . c. Đúng. d. Đúng. Câu 14. [KNTT - SBT] Số lượng phối tử trong phức chất [PtCl4(NH3) 2] 2- là bao nhiêu? Hƣớng dẫn giải Số lượng phối tử trong phức chất [PtCl4(NH3) 2] 2- là 6. Câu 15. [KNTT - SBT] Hãy cho biết điện tích của phức chất [PtCl4(NH3) 2] 2- . Hƣớng dẫn giải Điện tích của phức chất [PtCl4(NH3) 2] 2- là -2. Câu 16. [KNTT - SBT] Phức chất [MAxBy] có dạng hình học vuông phẳng. Ở đó M là nguyên tử trung tâm, x và y là số phối tử của A và B. Giá trị của x+y là bao nhiêu? Hƣớng dẫn giải Giá trị của x+y là 4 Câu 17. [KNTT - SBT] Phức chất [MAxB2] có dạng hình học tứ diện. Ở đó M là nguyên tử trung tâm, x là số phối tử của A. Giá trị của x là bao nhiêu? Hƣớng dẫn giải Giá trị của x là 4 Câu 18. [KNTT - SBT] Phức chất [MAxB2] có dạng hình học bát diện. Ở đó M là nguyên tử trung tâm, x là số phối tử của A. Giá trị của x là bao nhiêu? Hƣớng dẫn giải Giá trị của x là 6

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.