PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 8. BỔ SUNG NHỮNG CÂU HAY MỚI_BẢN HS.docx

1 BỔ SUNG NHỮNG BÀI TOÁN HAY MỚI Môn: VẬT LÍ 12 Bám sát CTGDPT mới Họ và tên……………………………..……………………………………....…Trường………….……….…............................ Câu 1. Đồ thị ở hình bên biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một miếng kim loại theo khối lượng kim loại đó. Dựa vào đồ thị, hãy cho biết đây là kim loại gì. Biết nhiệt nóng chảy riêng của sắt, chì, bạc, thiếc lần lượt là 2,77.10 5 J/kg, 0,25.10 5 J/kg, 1,05.10 5 J/kg, 0,61.10 5 J/kg. Câu 2. Cung cấp nhiệt lượng cho một khối băng (nước đá), người ta thu được đồ thị biểu diễn nhiệt độ của nước theo nhiệt lượng cung cấp được mô tả như hình vẽ. Dựa vào đồ thị, hãy tính nhiệt lượng cần cung cấp để: a) hoá lỏng hoàn toàn khối băng ở 0 °C. b) nâng nhiệt độ của nước từ 0°C đến 100°C. c) nâng nhiệt độ của nước từ 50°C đến 80°C. Câu 3. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của một miếng chì theo nhiệt lượng cung cấp được mô tả như hình vẽ. Biết nhiệt nóng chảy riêng của chì là 0,25.10 5 J/kg. a) Xác định nhiệt độ nóng chảy của chì. b) Tính khối lượng miếng chì. Câu 4. Một lò nấu luyện nhôm trong một nhà máy trung bình nấu chảy được 15 tấn nhôm trong mỗi lần luyện. a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nấu chảy hoàn toàn nhôm ở nhiệt độ nóng chảy trong một lần luyện, biết nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là 4,00.10 5 J/kg. b) Lò nấu sử dụng điện để luyện nhôm với hiệu suất sử dụng là 90%. Tính lượng điện năng (theo đơn vị kW.h) cần cung cấp cho quá trình làm nóng chảy lượng nhôm ở câu a.
2 Câu 5. Một hỗn hợp gồm nước và nước đá có nhiệt độ 0°C và có khối lượng là 5M kg được đun nóng bằng một ấm đun có công suất điện không thay đổi. Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ của hỗn hợp nước và nước đá theo nhiệt lượng mà ấm đun cung cấp, người ta thu được đồ thị như hình vẽ. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 533410,. J/kg a) Xác định khối lượng của nước và của nước đá trong hỗn hợp ban đầu (bỏ qua sự mất mát nhiệt ra môi trường). b) Biết thời gian từ thời điểm bắt đầu đun đến khi nhiệt độ của hỗn hợp bắt đầu tăng lên là 2 phút. Tính công suất của ấm đun. Câu 6. Một viên đạn có khối lượng 45mg bay theo phương ngang với tốc độ v 0 = 100 m/s xuyên qua một quả dưa có khối lượng 25M, kg đang nằm yên trên sàn ngang nhẵn. Tốc độ của viên đạn và của quả dưa ngay sau khi viên đạn xuyên qua lần lượt là v = 80 m/s và V = 20 cm/s. Tính độ tăng nội năng của viên đạn và quả dưa. Câu 7. Người ta thiết kế một nhiệt kế sử dụng một thang nhiệt độ mới, gọi là thang nhiệt độ X, nhiệt độ được kí hiệu là T x có đơn vị là °X. Trong đó, 0°C tương ứng với 10°X và khi cùng đo nhiệt độ của một vật thì thấy số chỉ theo thang nhiệt độ Celsius và thang nhiệt độ nhiệt độ X đều là 50. a) Hãy thiết lập biểu thức chuyển đổi nhiệt độ từ thang nhiệt độ Celsius sang thang nhiệt độ X. b) Ở nhiệt độ bao nhiêu theo thang Celsius (nhỏ hơn 50°C) thì độ chênh lệch số chỉ của hai thang đo là 3? Câu 8. Trong một bình thí nghiệm có chứa nước ở 0 0 C. Rút hết không khí ra khỏi bình, sự bay hơi của nước xảy ra khi hoá đá toàn bộ nước trong bình. Khi đó bao nhiêu phần trăm của nước đã hoá hơi nếu không có sự truyền nhiệt từ bên ngoài bình. Biết rằng ở 0 0 C 1 kg nước hoá hơi cần một nhiệt lượng là 12543QkJ và để 1 kg nước đá nóng chảy hoàn toàn ở 0 0 C cần phải cung cấp lượng nhiệt là 2335,2QkJ Câu 9. Đặt 1,5 kg nước ở 20°C vào tủ lạnh thì sau 70 phút, lượng nước này chuyển thành băng (nước đá) ở −15°C. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng và nhiệt dung riêng của băng lần lượt là 0,34 MJ/kg và 2,1 kJ/kg.K; nhiệt dung riêng của nước là 4,2 kJ/kg.K. Tính công suất làm lạnh của tủ lạnh. Câu 10. Có 10 người tập trung trong một căn phòng đóng kín, cách nhiệt có kích thước 5m10m3m . Bỏ qua thể tích choán chỗ của người. Giả sử tốc độ truyền nhiệt trung bình của mỗi người ra môi trường là 1800 kcal/ngày. Biết khối lượng riêng của không khí là 1,2 kg/m 3 và nhiệt dung riêng của không khí coi như không đổi bằng 0,24 kcal/kg.°C. Tính độ tăng nhiệt độ không khí trong phòng sau 20 phút. Câu 11. Ống thủy tinh một đầu kín dài 80 cm, chứa không khí ở áp suất khí quyển 075pcmHg . Ấn ống xuống một chậu thủy ngân theo phương thẳng đứng, miệng ống ở dưới (thấp hơn) mặt thủy ngân 45 cm. Độ cao cột thủy ngân đi vào ống bằng bao nhiêu? Câu 12. Một xilanh kín hai đầu đặt thẳng đứng, bên trong có một pittông cách nhiệt chia xilanh thành hai phần, mỗi phần chứa cùng một lượng khí ở nhiệt độ 400TK , áp suất p 2 của phần khí nằm dưới pittông gấp hai lần áp suất pi của phần khí nằm trên
3 pittông. Cần nung nóng khí ở phần dưới đến nhiệt độ T 2 bằng bao nhiêu Kelvin để thể tích khí trong hai phần xilanh bằng nhau? Câu 13. Một xilanh thẳng đứng kín hai đầu, trong xi lanh có một pittông khối lượng m có thể trượt không ma sát trong lòng xilanh. Ở trên và ở dưới pittông có hai lượng khí như nhau. Ban đầu ở nhiệt độ 27°C thì tỉ số thể tích phần trên và phần dưới 1 2 4V V . Hỏi nếu nhiệt độ tăng lên đến 327°C thì tỉ số thể tích phần trên và phần dưới 1 2 V V   bằng bao nhiêu? ---HẾT---

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.