PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CD C BÀI 1.docx

CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN BÀI 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu: Cách đánh giá chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề thông qua các tiêu chí: tính chính xác, tính mới, tính đầy đủ, tính sử dụng được, …  2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV. Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học. Năng lực riêng: Giải thích được tính chính xác, tính mới, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin và nêu được ví dụ minh hoạ. 3. Phẩm chất Nâng cao tính trách nhiệm trong việc lựa chọn thông tin để giải quyết vấn đề được đặt ra. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, SGV, SBT Tin học 9. Máy tính, máy chiếu. Hình ảnh liên quan đến bài học. 2. Đối với học sinh SGK, SBT Tin học 9. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS nhớ lại những trải nghiệm thực tế của mình về sử dụng thông tin trong giải quyết vấn đề. Qua đó, HS nhận thấy vai trò quan trọng của thông tin. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu. d. Tổ chức thực hiện:
2 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: Để giải quyết được một vấn đề, chúng ta cần phải có một số thông tin hữu ích. Em hãy cho một ví dụ cụ thể để minh họa cho điều đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS trả lời. Gợi ý đáp án: Ví dụ: Khi ta có một bản mô tả các bước làm một loại bánh nhưng nếu trong đó không chỉ rõ tỉ lệ (về khối lượng) của các loại nguyên liệu thành phần, thì ta cũng không thể làm thành công được món bánh mong muốn. - Các HS khác lắng nghe và nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Thông tin có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Không phải thông tin nào cũng dùng được, cũng đem lại kết quả tốt cho việc giải quyết vấn đề. Vậy thông tin được sử dụng hiệu quả cần có những tính chất gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 1. Một số đặc điểm quan trọng của thông tin trong giải quyết vấn đề. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chính xác của thông tin a. Mục tiêu: HS chỉ ra được tính chính xác của thông tin trong giải quyết vấn đề và nêu được ví dụ minh họa. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về tính chính xác của thông tin. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được ví dụ và giải thích được tính chính xác của thông tin. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận theo nhóm đôi và tìm hiểu ví dụ về tính chính xác khi tham gia khóa học trực tuyến. - GV yêu cầu HS nêu ví dụ về tính chính xác và phân tích ví dụ. GV đặt câu hỏi: Tính chính xác của 1. Tính chính xác - Tính chính xác có thể được đánh giá với các mức độ khác nhau (gọi là độ chính xác). Độ chính xác tùy thuộc vào
3 thông tin thể hiện ở đâu trong ví dụ đó? Vì sao cần tính chính xác của thông tin (kết quả ra sao nếu dùng thông tin không chính xác)? - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về tính chính xác của thông tin. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức về nội dung Tính chính xác. - GV chuyển sang hoạt động Tính cập nhật (tính mới). các vấn đề cụ thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính mới của thông tin a. Mục tiêu: HS chỉ ra được tính cập nhật (tính mới) của thông tin trong giải quyết vấn đề và nêu được ví dụ minh họa. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về tính cập nhật của thông tin. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được ví dụ và giải thích được tính cập nhật của thông tin. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Hoạt động (SGK – tr12) Xét vấn đề sau: Để chuẩn bị cho một chuyến du lịch, gia đình em đã đăng kí phòng ở một khách sạn qua một website. Trên website đó có giới thiệu địa chỉ của khách sạn, số lượng và loại phòng còn trống trong các ngày để khách đăng kí. Có một số lời 2. . Tính cập nhật (tính mới) - Trong giải quyết vấn đề, có thể cần sử dụng những thông tin phản ánh thực tế. Những thông tin như vậy thường thay đổi theo thời gian, do vậy ta cần cập nhật thường xuyên để có tính thời sự, thể hiện đúng thực tế ở thời điểm gần nhất với hiện tại.
4 khuyên về đặt phòng khách sạn qua website đó, em nghe theo lời khuyên nào? Vì sao? - Sau khi HS trả lời, GV gợi ý để HS giải thích được tính cập nhật của thông tin và đặt câu hỏi: Mỗi khi khách đăng kí phòng xong, nếu thông tin này không được cập nhật tức thời thì điều gì có thể xảy ra? - GV hướng dẫn HS đọc ví dụ trong SGK, phân tích để thấy tính cập nhật của thông tin trong trường hợp này. - GV yêu cầu HS nêu ví dụ về tính cập nhật và phân tích ví dụ. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về tính cập nhật của thông tin. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi *Trả lời Hoạt động (SGK – tr12) Với bối cảnh trong hoạt động, mỗi lời khuyên được phân tích như sau: - Lời khuyên A: “Trước khi đăng kí phòng, hãy kiểm tra số lượng và loại phòng còn trống “. Nên nghe theo lời khuyên này vì không thể đăng kí được phòng nếu không còn phòng trống vào những ngày gia đình muốn đăng kí.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.