Nội dung text Chuyên đề 8_Một số yếu tố thống kê_Lời giải.docx
CHUYÊN ĐỀ 8: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM I. TẦN SỐ, TẦN SỐ GHÉP VÀ BIỂU ĐỒ 1. Bảng tần số và biểu đồ tần số 1.1. Bảng tần số Mẫu dữ liệu là tập hợp các dữ liệu thu thập được theo tiêu chí cho trước. Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện giá trị đó trong mẫu dữ liệu. Bảng tần số là bảng thống kê cho biết tần số của các giá trị trong mẫu dữ liệu. Bảng gồm hai dòng (hoặc hai cột), dòng (hoặc cột) thứ nhất ghi các giá trị khác nhau của mẫu dữ liệu, dòng (hoặc cột) thứ hai ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó. Chú ý: Khi dữ liệu là các số thì mẫu dữ liệu còn được gọi là mẫu số liệu. Số các dữ liệu trong mẫu được gọi là cỡ mẫu, thường được kí hiệu là N . Cỡ mẫu N cũng bằng tổng các tần số của từng giá trị khác nhau. Nhận xét: - Trong bảng tần số ta chỉ liệt kê các giá trị khác nhau của mẫu dữ liệu. Các giá trị này có thể không là số - Bảng tần số giúp chúng ta nhanh chóng quan sát các đặc điểm của mẫu dữ liệu như số lần xuất hiện của mỗi giá trị, giá trị xuất hiện nhiều lần nhất, giá trị xuất hiện ít lần nhất... 1.2. Biểu đồ tần số Biểu đồ biểu diễn bảng tần số của các giá trị trong mẫu dữ liệu gọi là biểu đồ tần số. Biểu đồ tần số thường có dạng biểu đồ cột hoặc biểu đồ đoạn thẳng. Chú ý: Trong biểu đồ tần số dạng cột, mỗi cột tương ứng với một giá trị, chiều cao của cột tương ứng với tần số của giá trị đó. Trong biểu đồ tần số dạng đoạn thẳng, đường gấp khúc đi từ trái qua phải nối các điểm có hoành độ là giá trị số liệu và tung độ là tần số của giá trị đó. 2. Bảng tần số tương đối và biểu đồ tần số tương đối 2.1. Bảng tần số tương đối Tần số tương đối của một giá trị x trong mẫu dữ liệu được tính theo công thức: 0 0.100m f N trong đó: m là tần số của x và N là cỡ mẫu Bảng tần số tương đối là bảng thống kê cho biết tần số tương đối của các giá trị trong mẫu dữ liệu. Bảng gồm hai dòng (hoặc hai cột), dòng (hoặc cột) thứ nhất ghi các giá trị khác nhau của mẫu dữ liệu, dòng (hoặc cột) thứ hai ghi các tần số tương đối ứng với mỗi giá trị đó. Chú ý:
Bảng tần số tương đối ghép nhóm gồm hai dòng (hoặc hai cột), dòng (hoặc cột) thứ nhất ghi các nhóm số liệu, dòng (hoặc cột) thứ hai ghi các tần số tương đối tương ứng với mỗi nhóm đó. 3. Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm Để trình bày mẫu số liệu ghép nhóm một cách trực quan sinh động, dễ nhớ và gây ấn tượng, người ta sử dụng biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm. Dạng thường gặp của biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm là biểu đồ cột và biểu đồ đoạn thẳng. Chú ý: Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng cột gồm các cột kề nhau, mỗi cột tương ứng với một nhóm. Cột biểu diễn nhóm ;ab có đầu mút trái là a, đầu mút phải là b và có chiều cao tương ứng với tần số tương đối của nhóm. Biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng là đường gấp khúc đi từ trái qua phải, nối các điểm trên mặt phẳng, mỗi điểm có hoành độ là giá trị đại diện của nhóm số liệu và có tung độ tương ứng với tần số tương đối của nhóm số liệu đó. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1: Sau khi thống kê độ dài (đơn vị: centimét) của 60 lá dương xỉ trưởng thành, người ta có bảng tần số ghép nhóm như sau: Nhóm 10;20 20;30 30;40 40;50 Cộng Tần số (n) 7 16 27 10 60 Tìm tần số ghép nhóm và tần số tương đối ghép nhóm của nhóm 30;40 . Lời giải Tần số ghép nhóm 30;40 là 27 Tần số tương đối ghép nhóm của nhóm 30;40 là: 27.100 %45% 60 Câu 2: Nam thống kê lại độ dài quãng đường (đơn vị: km) mình đi bộ mỗi ngày trong tháng 9 và biểu diễn dưới dạng biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm sau: Tìm nhóm có tần số tương đối ghép nhóm lớn nhất. Xác định tần số và tần số tương đối ghép nhóm của nhóm đó.