PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Siêu âm khe hở môi-khẩu cái (đọc thử).pdf

BIÊN DỊCH : BS VŨ TÀI 1 MỤC LỤC Nội dung Trang Chương 1: Khe hở mặt-miệng 3 Chương 2: Phôi học và giải phẫu khẩu cái 9 Chương 3: Phân loại khe hở mặt-miệng 19 Chương 4: Giải phẫu khẩu cái lúc 11–14 tuần tuổi 28 Chương 5: Chẩn đoán khe hở khẩu cái trong quý 1 46 Chương 6: Siêu âm 3D đánh giá khẩu cái lúc 11–14 tuần tuổi 58 Chương 7: Quy trình chẩn đoán loại và mức độ của khe hở trong quý 1 72 Chương 8: Giải phẫu khẩu cái trên siêu âm lúc 20 tuần tuổi 113 Chương 9: Siêu âm 3D đánh giá khẩu cái trong quý 2 130 Chương 10: Quy trình chẩn đoán loại và mức độ mở rộng của khe hở trong quý 2 141 Chương 11: Khe hở khẩu cái thứ phát đơn độc 179 Chương 12: Các hội chứng và bất thường liên quan 207 Chương 13: Một số hướng nghiên cứu trong tương lai 225
BIÊN DỊCH : BS VŨ TÀI 28 CHƯƠNG 4: GIẢI PHẪU KHẨU CÁI LÚC 11–14 TUẦN TUỔI Siêu âm đánh giá khẩu cái trở nên khó khăn hơn do nó có cấu trúc hình vòm và bóng lưng từ các xương mặt xung quanh [1]. Có thể dễ dàng chẩn đoán các khiếm khuyết của môi và cung ổ răng (alveolar arch) bằng siêu âm trong quý 2, nhưng việc chẩn đoán các bất thường khẩu cái vẫn là một thách thức [2]. Cổ thai nhi hơi ngửa và có dịch trong khoang miệng là những điều kiện tiên quyết cần thiết để đánh giá khẩu cái trong quý 2. Đánh giá khẩu cái trong quý 1 rất khác so với quý 2 và chắc chắn có rất nhiều lợi thế. Chương này mô tả giải phẫu siêu âm khẩu cái trong quý 1 và mô tả các mặt cắt cơ bản cần thiết để đánh giá khẩu cái ở tuần thứ 11–14. 4.1 Khẩu cái bình thường Khẩu cái cứng bao gồm khẩu cái nguyên phát và phần xương của khẩu cái thứ phát (Hình 4.1). Khẩu cái cứng là một khung xương được hình thành bởi lồi khẩu cái của xương hàm trên ở trước và tấm xương khẩu cái nằm ngang ở sau. Siêu âm thai quý 1 từ 11-14 tuần tuổi, có thể thấy xương khẩu cái cứng, trong khi có thể thấy khẩu cái mềm và lưỡi gà trong khi siêu âm quý 2. Các mốc giải phẫu của khẩu cái được thấy rõ nhất sau 13 tuần tuổi thai. Ở tuổi thai nhỏ, khẩu cái khá phẳng và các xương mặt ít tạo bóng lưng, giúp tạo điều kiện để đánh giá toàn diện phần xương của khẩu cái thứ phát. Hơn nữa, vì nụ răng chưa phát triển ở giai đoạn này, nên cung ổ răng (alveolar arch) gần như không tạo bóng lưng, điều này làm tăng khả năng đánh giá khẩu cái thứ phát ở mặt cắt ngang. Một ưu điểm khác là không cần phải có dịch trong khoang miệng khi đánh giá khẩu cái. Hình 4.2 mô tả đường hàm trên (maxillary line) là phần khẩu cái có thể thấy được khi có hoặc không có dịch trong khoang miệng.
BIÊN DỊCH : BS VŨ TÀI 29 Hình 4.1 Hình vẽ minh họa khẩu cái cứng và khẩu cái mềm Hình 4.2 Đường hàm trên khi có và không có dịch trong khoang miệng. (a) 12 tuần (Qua ngả âm đạo - TVS) Mặt cắt dọc giữa, đường hàm trên (mũi tên) dịch trong khoang miệng (*) lưỡi (T). (b) 12 tuần (Qua thành bụng - TAS) Mặt cắt dọc giữa, đường hàm trên (mũi tên) lưu ý, có thể thấy rõ toàn bộ đường hàm trên khi không dịch trong khoang miệng 4.2 Các mặt cắt trong siêu âm thai cơ bản 4.2.1 Mặt cắt dọc Để đánh giá khẩu cái, cần phải phóng to thỏa đáng khuôn mặt ở mặt cắt dọc giữa, và mốc giải phẫu quan trọng là đường hàm trên (Hình 4.2). Mặt cắt dọc giữa tương tự được dùng để đo độ mờ da gáy là lý tưởng để đánh giá khẩu cái (Hình 4.2b).
BIÊN DỊCH : BS VŨ TÀI 30 Khi khẩu cái nguyên vẹn, sẽ thấy đường hàm trên liên tục do khẩu cái nguyên phát và khẩu cái thứ phát hợp nhất với nhau. Ở đường giữa, xương lá mía hợp nhất với khẩu cái thứ phát ở phần sau và có thể thấy ở 2/3 phía sau của đường hàm trên. Ở mặt cắt dọc giữa, có thể thấy 3 thành phần của đường hàm trên, đó là khẩu cái nguyên phát, khẩu cái thứ phát và xương lá mía, được minh họa trong Hình 4.3. Với thai nhi bình thường, khẩu cái thứ phát ở mặt cắt dọc giữa luôn là một đường tăng âm kép ở phía sau của đường hàm trên, đó là phần xương của khẩu cái thứ phát ở dưới và xương lá mía ở trên [3]. Video 4.1 minh họa 3 thành phần của đường hàm trên với hình ảnh theo thời gian thực. Lưu ý, đường ở trên là xương lá mía ngắn và nằm chồng lên (superimposed) trên đường ở dưới, đó là khẩu cái thứ phát. Khi khẩu cái nguyên vẹn, có thể thấy toàn bộ đường hàm trên ở mặt cắt dọc giữa mà không có khe hở hoặc gián đoạn. Trong khe hở khẩu cái, chỉ thấy một phần đường hàm trên và đường này ngắn hoặc mất liên tục hoặc không có tùy thuộc vào loại khe hở (Hình 4.4) [4]. Phần khẩu cái nguyên phát và xương lá mía là hai đoạn riêng biệt dẫn đến đường hàm trên mất liên tục trong các khe hở ảnh hưởng đến khẩu cái thứ phát [5].

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.