PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text bài 26. Phòng tránh bị xâm hại.docx

1 Ngày soạn: …/…/… Ngày dạy: …/…/… BÀI 26: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI (4 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Trong bài học này, HS sẽ tìm hiểu: - Cảm giác an toàn và quyền được an toàn. - Những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh. - Những người đáng tin cậy. - Thực hành đưa ra yêu cầu giúp đỡ khi gặp tình huống không an toàn. 2. Năng lực: Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: Tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ về cảm giác an toàn, quyền được an toàn, nguy cơ dẫn đến bị xâm hại, tìm hiểu và lập danh sách “người tin cậy”. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia nhiệm vụ nhóm, chia sẻ ý kiến, trình bày kết quả nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức đưa ra cách ứng xử phù hợp với tình huống. Năng lực khoa học tự nhiên: - Nói được về cảm giác an toàn và quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại. - Trình bày được những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục và cách phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại. - Lập được danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi cần. - Đưa ra được yêu cầu giúp đỡ khi bản thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị xâm hại. 3. Phẩm chất:
2 - Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập. - Trách nhiệm: Giúp đỡ bạn bè có nguy cơ bị xâm hại. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên: - Giáo án, máy tính, máy chiếu. - Hình ảnh liên quan đến bài học. - Phiếu bài tập. 2. Đối với học sinh: - SHS. - Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS kết nối được kiến thức đã biết với nội dung kiến thức mới của bài. b. Cách tiến hành: - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tình huống cảm thấy không an toàn mà em đã trải qua hoặc em biết. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Đôi khi chúng ta gặp phải tình huống không an toàn, thậm chí có nguy cơ bị xâm hại. Vậy, làm thế nào - HS trả lời: Các tình huống, sự việc ở trong trường, ở ngoài trường khiến em cảm thấy lo lắng, băn khoăn (không an toàn): Bị bạn lấy tiền, bắt nạt, bị lạc, bố mẹ đến đón muộn,... - HS lắng nghe, ghi bài.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.