Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ GENE - HS.Image.Marked.pdf
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ GENE Câu 1. Sinh vật biến đổi gene (sinh vật chuyển gene) là các sinh vật chứa gene ...(1)...có nguồn gốc từ các thể khác có thể..(2)....Cụm từ (1)/(2) còn thiếu là? A.1-mới;2- cùng loài. B.1-mới;2- khác loài. C. 1- có sẵn; 2- cùng loài hoặc khác loài. D. 1-mới;2- cùng loài hoặc khác loài. Câu 2. Công nghệ gen là quy trình tạo ra A. những cơ thể sinh vật có mang gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. B. những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. C. những tế bào trên cơ thể sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. D. những tế bào hoặc sinh vật có gen bị đột biến dạng mất một cặp nuclêôtit. Câu 3. Hình bên mô tả bước tạo DNA tái tổ hợp trong công nghệ gene, plasmid là chú thích số bao nhiêu? A. số 1. B. số 2. C. số 3. D. số 4. Câu 4. Vector biểu hiện gene là vector được bổ sung vùng ...(1)... nhằm biểu hiện gene tạo..(2).... trong quy trình tạo DNA tái tổ hợp. Cụm từ (1)/(2) còn thiếu là? A. 1-promote;2- RNA tái tổ hợp. B. 1- promoter;2- DNA tái tổ hợp. C. 1- operater; 2- protein tái tổ hợp. D. 1- promoter;2- protein tái tổ hợp. Câu 5. Từ một phôi cừu có kiểu gene AABB, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu non có kiểu gen A. aabb. B. AABB. C. Aabb. D. AaBb.
Câu 6. Hình dưới mô tả một giai đoạn nào sau đây của quy trình công nghệ gene để tạo giống sinh vật biến đổi gene? A. Tạo plasmid. B. Tạo Thể truyền. C. Tạo DNA tái tổ hợp. D. Tạo ra sinh vật mang gene biến đổi. Câu 7. Hình bên mô tả bước tạo DNA tái tổ hợp trong công nghệ gene, đoạn gene cần chuyển và là chú thích số bao nhiêu? A.số 1. B.số 2. C.số 3. D.số 4. Câu 8. Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gene giống nhau từ một phôi ban đầu? A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Nhân bản vô tính. C. Cấy truyền phôi. D. Gây đột biến nhân tạo. Câu 9. Sinh vật biến đổi gene là: A. những sinh vật có hệ gene đã được biến đổi, chủ yếu là có thêm gene mới từ loài khác. B. những sinh vật có hệ gene đã được biến đổi, chủ yếu là biến đổi gene có sẵn của loài. C. những sinh vật có hệ gene đã được biến đổi, chủ yếu là chỉnh sửa gene có sẵn của loài. D. những sinh vật có hệ gene đã được biến đổi, chủ yếu là kết hợp gene có sẵn với gene mới từ loài khác. Câu 10. Nguyên lí chung của việc tạo thực vật, động vật biến đổi gene là: A. dựa trên hoạt động enzyme. B. dựa trên quá trình kết hợp của gene giữa hai loài. C. dựa trên nguyên lí biểu hiện gene. D. dựa trên nguyên lí DNA tái tổ hợp.
Câu 11. Ở bò, người ta tiến hành cho bò đực có kiểu gene AAbb giao phối với bò cái có kiểu gene aaBB được 1 hợp tử. Sau đó cho hợp tử phát triển thành phôi rồi tách phôi thành 10 phần đem cấy vào tử cung của 10 con cái (bò nhận phôi) có kiểu gene aabb. Cả 10 phôi này phát triển bình thường, trở thành 10 bê con. Các con bê này có kiểu gene là A. AaBb. B. AAbb. C. aaBB. D. aabb. Câu 12. Người ta tiến hành cấy truyền một phôi cừu có kiểu gene AAbb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển thành 10 cá thể. Cả 10 cá thể này A. có khả năng giao phối với nhau để sinh con. B. có mức phản ứng giống nhau. C. có giới tính có thể giống hoặc khác nhau. D. có kiểu hình hoàn toàn khác nhau. Câu 13. Enzyme cắt (Restrictase) được dùng trong kĩ thuật di truyền vì ? A. phân loại được các gene cần chuyển. B. nối gene cần chuyển vào thể truyền để tạo DNA tái tổ hợp. C. có khả năng nhận biết và cắt đứt DNA ở những điểm xác định. D. đánh dấu được thể truyền để dễ nhận biết trong quá trình chuyển gen. Câu 14. Kỹ thuật cấy gene hiện nay thường không sử dụng để tạo A. hormone sinh trưởng. B. hormone insulin. C. chất kháng sinh. D. thể dị đa bội. Câu 15. Thể truyền thường được sử dụng trong kỹ thuật cấy gene là A. động vật nguyên sinh. B. vi khuẩn E.Coli. C. plasmid hoặc thể thực khuẩn. D. nấm đơn bào. Câu 16. Trong kĩ thuật chuyển gene vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmid cần phải mang gene đánh dấu A. để chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng. B. vì plasmid phải có các gene này để có thể nhận DNA ngoại lai. C. để giúp cho enzyme Restrictase cắt đúng vị trí trên plasmid. D. để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận DNA tái tổ hợp. Câu 17. Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới, từ đó tạo ra xác cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là A. công nghệ tế bào. B. công nghệ sinh học. C. công nghệ gene. D. công nghệ vi sinh vật. Câu 18. Trong kĩ thuật chuyển gen, loại enzyme nào sau đây tham gia vào quá trình tạo DNA tái tổ hợp? A. Restrictase. B. Cellulase. C. Nitrogenase. D. Pepsin. Câu 19. Chuột nhắt mang hormone sinh trưởng của chuột cống là thành tựu của A. Nhân bản vô tính B. cấy truyền phôi C. Công nghệ gene D. gây đột biến Câu 20. Trong kĩ thuật chuyển gen, enzyme dùng để nối gene cần chuyển và thể truyền là A. restrictase. B. DNA polymerase. C. RNA polymerase. D. lygase. Câu 21. Restrictase và lygase tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyểngen? A. Tách DNA của NST tế bào cho và tách plasmid ra khỏi tế bào vi khuẩn. B. Cắt, nối DNA của tế bào cho và plasmid ở những điểm Xác định tạo nên DNA tái tổ hợp. C. Chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận. D. Tạo điều kiện cho gene được phép biểu hiện. Câu 22. Quy trình công nghệ DNA tái tổ hợp gồm các bước I.Sản xuất protein tái tổ hợp. II.Tách dòng và tạo DNA tái tổ hợp. III. Biểu hiện gene và phân tích biểu hiện gene. Thứ tự đúng là?
A. II-III-I. B. I-II-III. C.II-I-III. D. III-II-I. Câu 23. Để xác định sự có mặt của gene chuyển, người ta tiến hành phân tích sinh vật chuyển gene bằng kĩ thuật A. lai phân tử. B. PCR. C.Lai xa và đa bội hóa. D. A và B đúng. Câu 24. Tạo các chủng vi khuẩn E. coli mang gene sản xuất hormone sinh trưởng (GH) ở động vật có vú là ứng dụng A. tạo giống bằng vi sinh vật tái tổ hợp. B. nuôi cấy mô. C. cấy truyền phôi. D. nhân bản vô tính động vật. Câu 25. Tạo các chủng vi khuẩn E. coli mang gene sản xuất vaccine là ứng dụng A. tạo giống bằng vi sinh vật tái tổ hợp. B. Nuôi cấy mô. C. Cấy truyền phôi. D.Nhân bản vô tính động vật Câu 26. Trong công nghệ gen, để đưa gene tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn E. coli, người ta đã sử dụng thể truyền là A. tế bào thực vật. B. tế bào động vật. C. nấm D. plasmid. Câu 27. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – caroten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ ứng dụng A. phương pháp cấy truyền phôi B. công nghệ gene. C. phương pháp lai xa và đa bội hóa. D. phương pháp nhân bản vô tính. Câu 28. Có bao nhiêu phương pháp sử dụng chuyển DNA tái tổ hợp vào tế bào chủ? A. 1. B. 2 C. 3. D. 4. Câu 29. Sâm đất sản xuất nhóm chất flavonoid được dùng để điều trị bệnh tạo ra nhờ ứng dụng A. phương pháp cấy truyền phôi B. công nghệ gene. C. phương pháp lai xa và đa bội hóa. D. phương pháp nhân bản vô tính. Câu 30. Tạo giống cừu tổng hợp được huyết thanh và alpha-1-antitrypsin (một loại protein có chức năng bảo vệ phổi khỏi sự tác động của enzyme) ở người chữa bệnh khí thủng phổi (emphysema) tạo ra nhờ ứng dụng A. phương pháp cấy truyền phôi B. công nghệ gene. C. phương pháp lai xa và đa bội hóa. D. phương pháp nhân bản vô tính. Câu 31. Dê sản xuất sữa chứa protein CFTR chữa bệnh u xơ nang tạo ra nhờ ứng dụng A. phương pháp cấy truyền phôi B. công nghệ gene. C. phương pháp lai xa và đa bội hóa. D. phương pháp nhân bản vô tính. Câu 32. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra những cây lúa có thể chịu được ngập hoàn toàn trong tối đa hai tuần. Đây là tin vui cho nông dân vùng lũ lụt ở Đông Nam Á. Sơ đồ dưới đây minh họa cho thành tựu của phương pháp tạo giống lúa chịu lũ giống nhờ A. nuôi cấy hạt phấn. B. gây đột biến. C. công nghệ tế bào. D. công nghệ gen. Câu 33. Để tạo giống lúa vàng (golden rice) giàu Beta-caroten góp phần cải thiện tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ em, người ta cần chuyển gene X từ một loài thực vật vào cây lúa. Quy trình này sử dụng vi khuẩn