Nội dung text A 262.2_TONG THU PORTA FIDEI - BENEDITO XVI.pdf
4 cố việc cử hành đức tin trong phụng vụ, và đặc biệt trong Bí tích Thánh Thể, là “đỉnh cao mà mọi hoạt động của Giáo hội đều hướng đến, đồng thời là nguồn suối tuôn trào sức mạnh của Giáo hội” [14]. Đồng thời, chúng tôi ao ước chứng cứ của đời sống tín hữu đạt được sự đáng tin. Việc tái khám phá các nội dung được tuyên xưng, được cử hành và được cầu nguyện [15] và suy tư về chính hành động đức tin, đó là sự dấn thân mà mỗi tín hữu phải đón nhận, nhất là trong Năm nay. Không phải tình cờ mà trong những thế kỷ đầu tiên, các Kitô hữu học thuộc lòng kinh Tin Kính. Kinh này được sử dụng như kinh nguyện hằng ngày để đừng quên việc dấn thân mà họ đã chấp nhận khi lãnh Bí tích Rửa tội. Thánh Augustinô, với những lời cô đọng, nhắc nhớ trong một bài giảng về redditio symboli, truyền đạt kinh Tin Kính, ngài nói : “Kinh Tin Kính của mầu nhiệm thánh đã được trao cho tất cả anh chị em và anh chị em đọc hằng ngày, đó là những lời diễn tả đức tin của Giáo hội, Mẹ chúng ta ... Giáo hội trao ban cho anh chị em để học hỏi và đọc những gì mà anh chị em luôn có trong tâm hồn, lập lại trên giường ngủ, suy gẫm nơi công cộng, cũng đừng quên khi dùng com ; đọc thầm ở nội tâm trong giấc ngủ” [16]. 10. Về điểm này, tôi muốn vạch một con đường để có thể giúp đào sâu không những các nội dung đức tin, và cùng với việc suy gẩm này, còn có hành động mà chúng ta hoàn toàn gắn bó với Thiên Chúa thật tự do. Thật vậy, có một sự hiệp nhất giữa hành động tin và các nội dung mà chúng ta xác tín. Thánh tông đồ Phaolô cho phép chúng ta đi sâu vào thực tế này, khi Ngài viết : “ Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính ; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ” (Rm 10,10). Trái tim cho thấy, hành động đầu tiên qua đó con người đi đến đức tin, đó là hồng ân của Thiên Chúa và một hành động ân sủng hoạt động và chuyển biến con người cho đến thâm sâu nhất của họ. Trong liên hệ này, mẫu gương của bà Lydia rất có ý nghĩa. Thánh Luca thuật lại rằng thánh Phaolô đang ở thành Philippes, vào ngày Sabbat, rao giảng Tin Mừng cho một số phụ nữ ; giữa các bà này có Lydia và “Chúa mở lòng cho bà để bà chú ý đến các lời thánh Phaolô rao giảng” (Cv 16, 14). Ý nghĩa chất chứa trong các lời này thật quan trọng. Thánh Luca dạy rằng việc nhận biết các nội dung đức tin chưa đủ nếu như trái tim, đền thờ đích thực của con người, chưa được ân sủng Thiên Chúa mở ra, cho phép con mắt nhìn sâu và hiểu những gì được loan báo, đó chính là Lời Chúa. Một mặt, miệng tuyên xưng đức tin có nghĩa rằng niềm tin đòi buộc một chứng cứ và một sự dấn thân công khai. Người Kitô hữu không bao giờ được phép nghĩ rằng tin là chuyện riêng tư. Đức tin, đó là sự quyết định hiện hữu với Chúa để sống với Người. Và “việc hiện hữu với Người” dẫn vào việc hiểu biết các lý lẽ tại sao người ta tin. Đức tin, vì đó là một hành động tự do, đòi buộc trách nhiệm xã hội của người tin. Vào ngày lễ Hiện Xuống, Giáo hội cho thấy rõ ràng chiều kích công khai này của đức tin và hành động loan báo không sợ sệt niềm tin riêng của mình cho mọi người. Đó là hồng ân của Chúa Thánh Thần, Đấng tác động cho việc truyền giáo và củng cố chứng cứ của chúng ta, giúp việc rao giảng trung thực và can đảm. Việc tuyên xưng đức tin là một hành động cá nhân nhưng đồng thể cũng mang tính tập thể. Thật vậy, Giáo hội là chủ thể đầu tiên của đức tin. Trong đức tin của công đoàn Kitô giáo, mỗi người lãnh nhận Bí tích Rửa tội, dấu chỉ hữu hiệu cho việc gia nhập cộng đoàn các kẻ tin đã đạt được ơn cứu độ. Như sách GIÁO LÝ Hội Thánh công giáo xác nhận : “Tôi tin” đó là đức tin của Hội Thánh, được mỗi tín hữu tuyên xưng, đặc biệt lúc chịu phép Thánh Tẩy”. "Chúng tôi tin" : Đây là đức tin của Hội Thánh, được các giám mục họp thành Công Đồng hoặc, thông thường hơn, được cộng đoàn tín hữu cử hành phụng vụ cùng tuyên xưng”. “Tôi tin” : đây cũng là Hội Thánh, Mẹ chúng ta, đang lấy đức tin mà đáp lời Thiên Chúa, và dạy chúng ta nói : "tôi tin", "chúng tôi tin" [17].